Nội dung chính Vật lí 12 chân trời Bài 10: Lực từ. Cảm ứng từ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Lực từ. Cảm ứng từ sách Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
I. THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
- Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có:
+ Điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây.
+ Phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây dẫn mang dòng điện và vectơ cảm ứng từ.
+ Chiều được xác định bằng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.
II. ĐỘ LỚN CẢM ỨNG TỪ
- Cảm ứng từ B là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có:
+ Phương trùng với phương của nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó.
+ Chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử.
+ Độ lớn được xác định bằng biểu thức:
B=FILsinα.
Trong hệ SI, cảm ứng từ có đơn vị là tesla (T).
1T=1NA.m
1 T là độ lớn của cảm ứng từ của một từ trường đều mà khi đặt một dây dẫn có chiều dài 1 m mang dòng điện có cường độ 1 A vào trong từ trường đó và vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì dây dẫn sẽ chịu một lực từ có độ lớn 1 N.
- Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều được tính bởi biểu thức: F = BILθ.
=> Giáo án Vật lí 12 chân trời Bài 10: Lực từ. Cảm ứng từ