PBT Tiếng Việt 3 kết nối tuần 19: những sắc màu thiên nhiên

Phiếu bài tập tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 19: những sắc màu thiên nhiên. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 19: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ thiên nhiên (hiện tượng tự nhiên, đặc điểm); câu cảm, câu khiến. 

- Viết: Ôn chữ viết hoa O, Ô, Ơ; phân biệt ch/tr, at/ac; viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM

Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm.

Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:

- Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé! nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:

- Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!

Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu. Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:

- Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…!

Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Người ta gọi lúc đó là ngày.

Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống, gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm.

Sưu tầm

Câu 1. Vì sao mặt trăng lại giật mũ của gà trống và vứt xuống đất?

  1. Vì mặt trăng thấy chiếc mũ của gà trống rất xấu.
  2. Vì mặt trăng rất thích chiếc mũ của gà trống.
  3. Vì mặt trăng muốn đổi áo lấy mũ nhưng gà trống không đồng ý.
  4. Vì gà trống giật chiếc áo trắng của mặt trăng và vứt xuống đất trước.

Câu 2. Khi xuống mặt đất mà không tìm thấy mũ, gà trống đã làm gì?

A. Nhờ mặt trăng tìm mũ giúp gà trống.

B. Gà trống dùng đèn để tìm mũ.

C. Gà trống gọi mặt trời xuống mặt đất để cùng tìm mũ.

D. Gà trống nhờ mặt trời chiếu sáng để tìm mũ.

Câu 3. Theo em, câu chuyện này còn có thể đặt một tên gọi khác là gì?

A. Sự tích trời trăng.

B. Sự tích tiếng gáy của gà trống.

C. Vì sao ban ngày lại sáng?

D. Vì sao ban đêm lai tối?

Câu 4. Qua câu chuyện trên, em hãy nêu đặc điểm của ngày và đêm?

Thời gian

Đặc điểm

Ngày

………………………………………………………………………...

Đêm

………………………………………………………………………...

  1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Điền 3 từ chỉ đặc điểm phù hợp với các hiện tượng tự nhiên sau:

Hiện tượng tự nhiên

Đặc điểm

Nắng

……………………………………………………………

Gió

……………………………………………………………

Bài 2. Đặt câu cảm trong các trường hợp sau:

  1. Em đi học về thì trời mưa to.
  2. Em biết tin một cơ bão lớn sắp đổ bộ.

Bài 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu khiến trong các câu sau:

  1. Ngày mai đi học, con nhớ mang ô theo nhé.
  2. Thời tiết hôm nay thật dễ chịu!
  3. Đừng di chuyển ngoài đường khi có sấm sét.

III. VIẾT

Bài 1.

  1. Điền ch/tr thích hợp vào chỗ chấm.

Hải Vân là cửa ải ngăn…….ia giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Mạch núi kéo lên cao…….ót đến mây…….ời, …….ân núi …….oãi ra tận biển.

  1. Điền ac/at vào chỗ chấm sao cho thích hợp

th……. nước

cái b…….

đống c…

thùng r…….

Bài 2.

  1. Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm
  2. Viết câu ứng dụng: Ông bà sum vầy cùng con cháu.

Bài 3. Viết đoạn văn giới thiệu một hoạt động ngoài trời em được chứng kiến hoặc tham gia

  1. Để viết được đoạn văn giới thiệu một hoạt động ngoài trời em được chứng kiến hoặc tham gia, em có thể dựa vào các gợi ý sau:

- Em sẽ kể về hoạt động gì? Hoạt động đó ở đâu?

- Hoạt động có những ai tham gia? Ai tham gia đầu tiên? Ai tham gia tiếp theo?

- Việc gì ấn tượng nhất? Hoạt động kết thúc như thế nào?

- Em có cảm nhận gì về hoạt động ngoài trời em được chứng kiến hoặc tham gia.

  1. Viết đoạn văn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 15 - 18

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 28 - 32

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay