PBT Tiếng Việt 3 kết nối tuần 31: Đất nước ngàn năm
Phiếu bài tập tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 31: Đất nước ngàn năm. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm
Trường:…………………………………………..
Họ và tên:……………………Lớp………………
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3
TUẦN 31: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ lễ hội, địa điểm tổ chức, các hoạt động trong lễ hội; dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
- Viết: Nghe – viết chính tả; phân biệt ch/tr, ai/ay; viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
BÀI TẬP
- ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.
LỄ HỘI VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và mang màu sắc rất riêng của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hóa đặc thù của dân tộc đã được lưu truyền và kế thừa qua nhiều thế hệ. Vì vậy, nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới những đối tượng thiêng liêng cần sự suy tôn là nhân thần hoặc nhiên thần. Đây đều là những hình tượng chứa đựng những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, hướng con người về với cội nguồn, tổ tiên, hướng con người về với cái thiện và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân và số ít vào mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi.
(Sưu tầm)
Câu 1. Nền văn hóa mang bản sắc riêng tạo ra nét đặc sắc gì cho dân tộc Việt?
- Phong cách sống đặc biệt cho người dân Việt.
- Kiến trúc tâm linh độc đáo.
- Cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt.
- Ngôn ngữ mang sắc thái đặc biệt.
Câu 2. Lễ hội ở Việt Nam thường hướng tới đối tượng nào?
A. Bác Hồ. | B. Những nhân vật thiêng liêng. |
C. Người có ảnh hưởng lớn về chính trị. | D. Tất cả moi người. |
Câu 3. Vì sao các lễ hội truyền thống của Việt Nam thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu?
- Vì đó là hai mùa đẹp nhất trong năm.
- Vì khi đó là lúc nhà nông có thời gian rảnh rỗi.
- Vì đó là hai mùa đẹp nhất trong năm và là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi.
- Vì người dân quan niệm mùa xuân và mùa thu là hai mùa đặc biệt.
Câu 4. Vì sao lễ hội ở Việt Nam thường hướng tới những đối tượng thiêng liêng cần suy tôn?
- Vì điều đó giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện.
- Vì đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người.
- Vì người dân Việt Nam rất tin tưởng thần linh.
- Cả A và B đúng.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1. Cho đoạn văn sau, hãy điền các từ ngữ vào bảng sao cho thích hợp:
Lễ hội cầu ngư là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thường cứ ba năm một lần, làng tổ chức đại lễ rất linh đình, các trò chơi mô tả những sinh hoạt của nghề đánh cá, trong đó có “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề nhằm khắc họa đậm nét nghi lễ dân gian của của cư dân vùng ven biển.
Tên lễ hội | ………………………………………… |
Hoạt động trong lễ hội | ………………………………………… |
Không khí lễ hội | ………………………………………… |
Bài 2. Hãy điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ? Tôi loay hoay mất một lúc, rồi càm bút và bắt đầu viết: Em đã nhiều làn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa…
Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế. Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần. Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình: Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.
III. VIẾT
Bài 1.
- Hãy điền tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng ch/tr phù hợp với những hình ảnh sau:
………………… | ………………… | ………………… | ………………… |
- Hãy viết tên:
- 3 sự vật có tiếng chứa vần “ai”
- 3 sự vật có tiếng chứa vần “ay”
Bài 2. Viết chính tả.
Bức tranh quê Quê hương đẹp mãi trong tôi Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh Cánh cò bay lượn chòng chành Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà Sáo diều trong gió ngân nga Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương. |
Bài 3. Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Để viết được đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã nghe, đã đọc, em có thể dựa vào các gợi ý sau:
- Tên nhân vật.
- Tên câu chuyện kể về nhân vật.
- Những điều em yêu thích ở nhân vật.
- Viết đoạn văn
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm