PBT Tiếng Việt 3 kết nối tuần 6: Cổng trường mở rộng

Phiếu bài tập tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 6: Cổng trường mở rộng. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3

TUẦN 6: CỔNG TRƯỜNG MỞ RỘNG

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về chủ đề nhà trường; câu hỏi.

- Viết: Nghe viết chính tả; phân biệt r/d/gi, an/ang; viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người em yêu quý.

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

BÔNG SEN TRONG GIẾNG NGỌC

“ Bông sen trong giếng ngọc” là câu chuyện kể về tấm gương tiểu học của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), một nhà văn hóa, chính trị nổi tiếng của nước ta đời nhà Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương.

Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đình Chi con nhà nghèo, người đen đủi xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào Mạc Đĩnh Chi cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học rất đông vui. Nhà nghèo, không có tiền ăn học nên Mạc Đĩnh Chi rất thèm được học. Do đó, mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại ngấp nghé học lỏm. Qua nhiều ngày như vậy, thầy giáo thấy cậu bé nhà nghèo mà có chí hiếu học, ông liền cho Mạc Đĩnh Chi được vào trường học. Nhờ có trí thông minh, lại rất ham học, nên Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành một người học trò giỏi nhất trường. Chỉ buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thời gian học và đọc sách, vì ban ngày cậu còn phải làm việc. Nhưng học buổi tối lại không có dầu thắp, Mạc Đĩnh Chi đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn học.

Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng tài cao. Khi đi thi, Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên (khoa thi năm 1340). Nhà vua muốn thử tài thêm nên buộc ông phải làm thêm một bài văn. Mạc Đĩnh Chi làm ngay một bài phú lấy tên là “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú ấy rất hay, hay đến nỗi vua phải phong ngay cho ông một chức quan to trong chiều.

Với lòng yêu nước thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.

(Theo “Ngọn đèn đom đóm” – Tập đọc 5, NXB Giáo dục – 1980)

Câu 1. Khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã thể hiện sự ham học qua chi tiết nào?

  1. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại nhìn rồi đi về.
  2. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại ngấp nghé học lỏm.
  3. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại nhìn rồi tiếp tục đi kiếm củi.
  4. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại ngấp nghé nhìn và thở dài.

Câu 2. Thầy giáo đã làm gì để Mạc Đĩnh Chi được học?

  1. Thầy giáo đã cho phép Mạc Đĩnh Chi được vào trường học.
  2. Thầy giáo đã cho phép Mạc Đĩnh Chi được đứng ở cửa và xem.
  3. Thầy giáo đã cho phép Mạc Đĩnh Chi đến nhà thầy học vào buổi tối.
  4. Thầy giáo đã cho phép Mạc Đĩnh Chi mượn vở các bạn để về tự học.

Câu 3. Điều gì đã giúp Mạc Đĩnh Chi thành một học trò giỏi nhất trường?

  1. Nhờ có trí thông minh, lại được thầy giáo kèm riêng.
  2. Nhờ có trí thông minh, lại rất ham học.
  3. Nhờ có trí thông minh, lại được bố mẹ dành nhiều thời gian cho học.
  4. Nhờ có trí thông minh lại được các bạn giúp.

Câu 4. Kết quả của sự thông minh, lại rất ham học ở Mạc Đĩnh Chi là gì?

  1. Ông đã đỗ Trạng Nguyên và quan to, đi nhiều nơi.
  2. Ông đã đỗ Trạng Nguyên và làm nhiều việc lớn cho đất nước.
  3. Ông đã đỗ Trạng Nguyên và ra trận đánh giặc.
  4. Ông đã đỗ Trạng Nguyên và về quê dạy học, viết sách.

Câu 5. Ai là nhân vật chính (được nhắc tới nhiều nhất) trong câu chuyện?

  1. Thầy giáo Mạc Đĩnh Chi.
  2. Thầy giáo và nhà vua.
  3. Thầy giáo.
  4. Mạc Đĩnh Chi.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và ghi lại các từ ngữ thuộc chủ đề trường học:

Nhà nghèo, không có tiền ăn học nên Mạc Đĩnh Chi rất thèm được học. Do đó, mỗi lần gánh củi qua trường, cậu bé lại ngấp nghé học lỏm. Qua nhiều ngày như vậy, thầy giáo thấy cậu bé nhà nghèo mà có chí hiếu học, ông liền cho Mạc Đĩnh Chi được vào trường học. Nhờ có trí thông minh, lại rất ham học, nên Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành một người học trò giỏi nhất trường.

Bài 2. Cho những từ ngữ thuộc chủ đề trường học, hãy sắp xếp vào các nhóm cho phù hợp: sân, bàn ghế, lớp trưởng, học sinh giỏi, cô giáo, máy tính, bút chì, bác bảo vệ, thầy hiệu trưởng, cánh cổng, cái trống.

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ con người

Bài 3. Đặt 2 – 3 câu hỏi về chủ đề trường học.

Mẫu:

- Đây là các bạn mới chuyển đến lớp ta à?

Bài 4.

  1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ, tục ngữ:

- ……ây mơ ……ễ má.

- Rút ……ây động rừng.

- ……ấy trắng mực đen.

- ……ương đông kích tây.

- ……eo gió gặt bão.

- ……ãi gió ……ầm mưa.

  1. Điền an/ang vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ, tục ngữ:

- Đen như hòn th…….

- Đi một ngày đ……..

Học một s……. khôn.

- Bắc th….. lên hỏi ông trời. 

 

III. VIẾT

Bài 1. Viết chính tả

Chỉ buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thời gian học và đọc sách, vì ban ngày cậu còn phải làm việc. Nhưng học buổi tối lại không có dầu thắp, Mạc Đĩnh Chi đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn học.

Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng tài cao. Khi đi thi, Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên (khoa thi năm 1340).

Bài 2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người em yêu quý.

  1. Để viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đoói với một người em yêu quý, em có thể dựa vào các gợi ý sau:

- Giới thiệu chung về người em yêu quý.

- Giới thiệu những điều đặc biệt, gây ấn tượng về người em yêu quý.

- Tình cảm của em với người đó.

  1. Viết đoạn văn

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN PHIẾU BÀI TẬP:

  • PBT tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • PBT với đa dạng bài tập, giúp học sinh nắm vũng kiến thức
  • Phiếu bài tập có đủ 36 tuần

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí: 350k

=> Nhận đủ ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 - 5

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 - 9

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10 - 14

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 15 - 18

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19 - 23

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24 - 27

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 28 - 32

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 33 - 35

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay