PBT Tiếng Việt 3 kết nối tuần 18: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1
Phiếu bài tập tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 18: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm
Trường:…………………………………………..
Họ và tên:……………………Lớp………………
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3
TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
- Luyện từ và câu:
+ Ôn lại kiến thức về các loại câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm, câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
+ Ôn lại từ ngữ về mùa hè, nhà trường, thư viện, nghề nghiệp, gia đình, thành thị, nông thôn, bạn trong nhà.
- Viết: Nghe – viết chính tả; viết đoạn văn tả đồ vật hoặc cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện.
BÀI TẬP
- ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.
QUÊ HƯƠNG
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lý tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy...
Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng
cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiểu về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.
Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi
động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
(Theo Văn học và Tuổi trẻ, 2007)
Câu 1. Quê hương Thảo ở đâu?
A. Thành phố. | B. Miền núi. | C. Nông thôn | D. Hải đảo. |
Câu 2. Thảo nhớ lại những kỉ niệm gì ở quê nhà?
- Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem múa lân.
- Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, bắt đom đóm.
- Đi chăn trâu, đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi và xem đom đóm bay.
- Tất cả các ý trên.
Câu 3. Con vật nào được tác giả miêu tả trông như những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm?
A. Châu chấu. | B. Cào cào. | C. Đom đóm. | D. A và C. |
Câu 4. Tìm và viết lại câu văn cho thấy sau khi về sống ở thành phố, Thảo nhớ và yêu quê hương tha thiết.
Câu 5. Em thích cuộc sống ở thành phố hay ở nông thôn? Vì sao?
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1. Đặt câu theo yêu cầu và điền vào bảng sau:
Tên câu | Câu hoàn chỉnh |
Câu giới thiệu | …………………………………………………………… |
Câu nêu hoạt động | …………………………………………………………… |
Câu nêu đặc điểm | …………………………………………………………… |
Câu hỏi | …………………………………………………………… |
Câu cảm | …………………………………………………………… |
Câu khiến | …………………………………………………………… |
Câu kể | …………………………………………………………… |
Bài 2. Ghi lại các cặp từ trái nghĩa trong những ví dụ sau:
- Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong.
(Ca dao)
- Kính trên nhường dưới.
(Tục ngữ)
- Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
Bài 3. Ghi lại các từ ngữ là biện pháp so sánh trong những ví dụ sau:
- Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
(Tô Hoài)
- Con chim gõ mõ khôn không kém gì người. Nó khôn ranh đến choắt lại.
(Duy Khán)
Bài 4. Điền dấu câu phù hợp (dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ chấm.
Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi □
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không □
- Đùa trò gì □ Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ...
- Đùa chơi một tí.
- Hừ… hừ... Cái gì thế □
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
- Ừ.
- Thôi thôi... hừ hừ... Em xin vái cả sáu tay □ Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ...
Tôi quắc mắt □
- Sợ gì □ Mày bảo tao sợ cái gì □ Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa □
- Thưa anh, thế thì… hừ hừ... em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo □
- Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
(Trích Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
III. VIẾT
Bài 1. Viết chính tả.
Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang.
Bài 2. Viết đoạn văn tả đồ vật hoặc cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện.
- Đoạn văn tả đồ vật.
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
THÔNG TIN PHIẾU BÀI TẬP:
- PBT tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- PBT với đa dạng bài tập, giúp học sinh nắm vũng kiến thức
- Phiếu bài tập có đủ 36 tuần
PHÍ TÀI LIỆU:
- Phí: 200k
=> Nhận đủ ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 3 kết nối tri thức cả năm