Phiếu học tập KHTN 8 kết nối Bài 10: Oxide
Dưới đây là phiếu học tập Bài 10: Oxide môn Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) sách Kết nối tri thức. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
Họ và tên: …………………………… Lớp: …………………….
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 10: OXIDE
1. Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất gì cho dưới đây?
A. Muối. B. Acid. C. Base. D. Oxide.
2. Chất nào sau đây là oxide base?
A. CO2. B. CaO. C. SO3. D. Ba(OH)2.
3. Cho dãy chất sau: NaOH, CaO, SO2, NaCl, Na2O, CO2, SO3, Al2O3, HCl, P2O5.
a) Các chất nào trong dãy chất trên thuộc loại oxide?
b) Các chất nào là oxide acid? Oxide base? Oxide lưỡng tính?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
4. Cho các chất sau CuO, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, CaO, Na2O, SO3.
a) Chất nào trong các chất trên phản ứng được với dung dịch KOH?
b) Chất nào trong các chất trên phản ứng được với dung dịch HCl?
Viết các phương trình hóa học minh họa.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Cốc nước vôi trong khi để trong không khí một thời gian thấy xuất hiện một lớp màng rắn trên bề mặt. Giải thích sự hình thành của lớp màng rắn và viết phương trình hóa học minh họa.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên: ………………………… Lớp: …………………….
PHIẾU HỌC TẬP 2
BÀI 10: OXIDE
1. Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?
A. Fe2O3. B. CaO. C. SO3. D. Al2O3.
2. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe2O3. B. NaCl. C. CO2. D. HNO3.
3. Hãy viết công thức và tên gọi:
a) 2 oxide acid. Viết PTHH của các oxide này với NaOH.
b) 2 oxide base. Viết PTHH của các oxide này với HCl.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
4. Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide của sắt: FeO, Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng dung dịch HCl loãng. Giải thích việc làm trên. Viết các phương trình hóa học minh họa.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Dẫn khí CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 20 gam CaCO3. Tính thể tích khí CO2 (đkc) đã tham gia phản ứng.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 10: Oxide