Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 11: Bài hát Nụ cười; Bài hát Chúng em cần hoà bình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Bài hát Nụ cười; Bài hát Chúng em cần hoà bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HÒA BÌNH

BÀI 11: HÁT – BÀI HÁT NỤ CƯỜI

NGHE NHẠC: BÀI HÁT CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH

(16 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài hát Nụ cười có nguồn gốc từ

  1. Nước Mĩ.
  2. Nước Nga.
  3. Nước Nhật.
  4. Nước Pháp.

Câu 2: Ai là người phỏng lời Việt bài hát Nụ cười?

A. Văn Cao.

B. Hoàng Lân.

C. Tô Tất Tố.

D. Phạm Tuyên.

Câu 3: Bài hát Nụ cười có giai điệu

  1. sôi động, mạnh mẽ, náo nhiệt.
  2. hào hùng, dồn dập, khí thế.
  3. vui tươi, nhộn nhịp, náo nhiệt.
  4. vui tươi, trong sáng, lạc quan.

Câu 4: Bài hát Nụ cười được chia làm bao nhiêu đoạn?

A. 2 đoạn.

B. 3 đoạn.

C. 4 đoạn.

D. 5 đoạn.

Câu 5: Bài hát Nụ cười thể hiện nội dung nào?

  1. Mong muốn cùng nhau xây dựng cuộc sống yên vui, hòa bình, vì một đất nước Việt Nam thống nhất.
  2. Sự đoàn kết, khát vọng xây dựng tương lai tươi sáng và tình yêu quê hương đất nước luôn trong tim của thế hệ trẻ.
  3. Niềm mong ước của các em được sống trong một thế giới đầm ấm, yên vui và đầy tình thân ái.
  4. Tình cảm của thế hệ trẻ đối với thầy cô và mái trường.

Câu 6: Ai là tác giả bài hát Chúng em cần hòa bình?

  1. Văn Cao – Hoàng Long.
  2. Hoàng Long – Hoàng Lân.
  3. Hoàng Huy – Hoàng Lân.
  4. Hoàng Hồng – Hoàng Huy.

Câu 7: Bài hát Chúng em cần hòa bình sáng tác vào năm

A. 1948.

B. 1984.

C. 1894.

D. 1849.

Câu 8: Bài hát Chúng em cần hòa bình có giai điệu

  1. khỏe khoắn, trong sáng.
  2. mạnh mẽ, vừa phải.
  3. nhộn nhịp, hài hước.
  4. sôi động, vui tươi.

Câu 9: Bài hát Chúng em cần hòa bình thể hiện nội dung

  1. khát vọng tự do xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  2. một cuộc sống khát vọng tự do, xây dựng xã hội độc lập.
  3. khát vọng của các em được sống trong hòa bình và tình yêu thương.
  4. một cuộc sống không có chiến tranh, bạo lực.

Câu 10: Bài hát Chúng em cần hòa bình được viết ở nhịp

A. .

B. .

C. .

D. .

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Bài hát Chúng em cần hòa bình được viết ở giọng

  1. Đô trưởng.
  2. Si trưởng.
  3. La trưởng.
  4. Pha trưởng.

Câu 2: Bài hát Chúng em cần hòa bình sử dụng các kí hiệu gì?

  1. Dấu luyến, khung thay đổi, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu nối.
  2. Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu nối.
  3. Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu thăng.
  4. Dấu lặng đơn, khung thay đổi, dấu lặng đen, dấu thăng, dấu quay lại.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Kể tên một vài bài hát tiếng Nga

  1. Lí con sáo sang sông, Đóa hoa hồng, Kachiusa, Tình ca du mục...
  2. Đôi bờ, Chiều Matxcova, Triệu đóa hồng, Kachiusa, Ơi tiếng hát họa mi,...
  3. Đôi bờ, Chiều Matxcova, Triệu đóa hồng, Kachiusa, Tình ca du mục...
  4. Ngày đầu tiên đi học, Đôi bờ, đóa hồng, Kachiusa,...

Câu 2: Khi biểu diễn bài hát Nụ cười, cần làm gì để thể hiện nổi bật giai điệu vui vẻ, tinh nghịch, tràn đầy sự hồ hởi

  1. tiếng cười xen vào giữa bài hát.
  2. tiếng khóc xen vào giữa bài hát.
  3. tiếng thổi kèn xen vào giữa bài hát.
  4. tiếng đánh trống xen vào giữa bài hát.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Vân đã sáng tác bài hát nào để hưởng ứng phong trào thiếu nhi vì ngọn cờ hòa bình ở Bungari vào năm 1985?

  1. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
  2. Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  3. Trái Đất này là của chúng mình.
  4. Chúng em cần hòa bình.

Câu 2: Bài hát Nụ cười được sử dụng trong bộ phim

  1. Tom và Jerry.
  2. Gấu mèo nhỏ.
  3. Cuộc phiêu lưu của TinTin.
  4. Thủy thủ Mặt trăng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay