Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 5: Bài hát Tháng năm học trò; Một số thể loại nhạc đàn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Bài hát Tháng năm học trò; Một số thể loại nhạc đàn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG

BÀI 5: HÁT – BÀI HÁT THÁNG NĂM HỌC TRÒ

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

(23 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả bài hát Tháng năm học trò?

A. Nguyễn Đức Trung.

B. Hoàng Vân.

C. Bùi Mạnh Nam.

D. Hoàng Long.

Câu 2: Bài hát Tháng năm học trò có giai điệu

  1. mạnh mẽ, hào hùng.
  2. sôi nổi, thôi thúc.
  3. vui tươi, trong sáng.
  4. dồn dập, vui tươi.

Câu 3: Bài hát Tháng năm học trò có nội dung

  1. thể hiện giai điệu vui tươi, hồn nhiên đối với ông bà, bố mẹ.
  2. thể hiện tình cảm của học sinh đối với thầy cô và mái trường.
  3. thể hiện tính cách hồn hậu, mộc mạc đối với thầy cô.
  4. thể hiện tính cách dí dỏm, vui tươi đối với gia đình.

Câu 4: Bài hát Tháng năm học trò được chia làm bao nhiêu đoạn?

A. 2 đoạn.

B. 3 đoạn.

C. 1 đoạn.

D. 7 đoạn.

Câu 5: Đoạn 1 bài hát Tháng năm học trò

  1. Phượng rơi đỏ thắm ... bao kỉ niệm; Làm sao nhớ hết ... hè ơi cách xa.
  2. Lắng tiếng ve ... hè ơi xa cách; Đếm lá thu rơi ... vào thu ước mơ.
  3. Ngày xưa ... ngày xưa đến trường; Tuổi xuân ... là trang kỉ niệm.
  4. Thầy cô mến thương ... hè ơi cách xa; Là trang sách thơ ... vào thu ước mơ.

Câu 6: Đoạn 2 bài hát Tháng năm học trò

  1. Phượng rơi đỏ thắm ... bao kỉ niệm; Làm sao nhớ hết ... hè ơi cách xa.
  2. Lắng tiếng ve ... hè ơi xa cách; Đếm lá thu rơi ... vào thu ước mơ.
  3. Ngày xưa ... ngày xưa đến trường; Tuổi xuân ... là trang kỉ niệm.
  4. Thầy cô mến thương ... hè ơi cách xa; Là trang sách thơ ... vào thu ước mơ.

Câu 7: Cách gọi khác của nhạc đàn là

  1. nhạc thính phòng/nhạc không lời.
  2. nhạc không lời/khí nhạc.
  3. nhạc kịch/khí nhạc.
  4. nhạc thiền/nhạc thính phòng.

Câu 8: Thế nào là bài ca không lời?

  1. Tác phẩm viết cho thể loại đàn có quy mô lớn.
  2. Tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng, có tiết tấu mạnh mẽ.
  3. Tác phẩm viết trình diễn hợp xướng.
  4. Tác phẩm viết cho nhạc cụ diễn tấu, rất gần gũi với giai điệu bài hát.

Câu 9: Điệu Waltz là

  1. những vũ đạo phản ánh cuộc sống của người dân một quốc gia hoặc một khu vực lãnh thổ nhất định.
  2. sự kết hợp giữa những động tác thể dục đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc và nền nhạc Latin sôi động.
  3. một loại vũ khúc bắt nguồn từ những điệu nhảy dân gian nhịp ba của nông dân Đức – Áo, Pháp, Ba Lan.
  4. thể hiện tri thức văn hóa của toàn thể quần chúng nhân dân, biểu hiện bản chất múa của văn hóa dân tộc, của một quốc gia.

Câu 10: Điệu Waltz phổ biến khắp châu Âu trong khoảng thời gian nào?

  1. Thế kỉ XX.
  2. Thế kỉ XIX.
  3. Thế kỉ IX.
  4. Thế kỉ XI.

Câu 11: Bản sonata thường gồm

  1. 3 hoặc 4 chương viết cho một nhạc cụ (piano), hai nhạc cụ (violin, piano) hoặc một nhóm nhạc cụ biểu diễn.
  2. 1 hoặc 3 chương viết cho một nhạc cụ (piano), hai nhạc cụ (violin, piano) hoặc một nhóm nhạc cụ biểu diễn.
  3. 2 hoặc 5 chương viết cho một nhạc cụ (piano), hai nhạc cụ (violin, piano) hoặc một nhóm nhạc cụ biểu diễn.
  4. 1 hoặc 4 chương viết cho một nhạc cụ (piano), hai nhạc cụ (violin, piano) hoặc một nhóm nhạc cụ biểu diễn.

Câu 12: Bản giao hưởng thường có

  1. 1 chương nhạc.
  2. 6 chương nhạc.
  3. 4 chương nhạc.
  4. 2 chương nhạc.

Câu 13: Việt Nam có nhiều nghệ sĩ viết giao hưởng trong khoảng thời gian?

  1. Giữa thế kỉ XX.
  2. Cuối thế kỉ XIX.
  3. Đầu thế kỉ IX.
  4. Giữa thế kỉ XVI.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Kể tên một số bài ca không lời?

  1. Tiến quân ca, Tình yêu màu nắng, Chiều quê hương, Childhood memory.
  2. Childhood memory, River flow in you, Chiều quê hương, Bài ca không lời.
  3. Childhood memory, River flow in you, Bài ca không lời, Ca Huế trên sông Hương.
  4. River flow in you, Chiều quê hương, Trống cơm, Bèo dạt mây trôi.

Câu 2: Kể tên một số nhạc sĩ Việt Nam sáng tác bài hát theo tiết điệu Waltz?

  1. La Hối, Hoàng Vân, Đinh Mạnh Ninh, Phạm Trọng Cầu.
  2. Nguyễn Đức Toàn, Văn Cao, Văn An, Xuân Khải.
  3. Văn Cao, La Hối, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Hòa.
  4. La Hối, Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn, Phạm Trọng Cầu.

Câu 3: Thể loại âm nhạc quy mô rất lớn cho dàn nhạc giao hưởng biểu diễn trong các phòng hòa nhạc hoặc sân khấu lớn, là đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc là

  1. sonata.
  2. giao hưởng.
  3. waltz.
  4. bài ca không lời.

Câu 4: Mỗi chương nhạc của bản nhạc giao hưởng có mối liên hệ

  1. mật thiết với nhau về âm sắc.
  2. đối lập nhau về nội dung.
  3. chặt chẽ với nhau về nội dung.
  4. gần gũi về giai điệu, nội dung.

Câu 5: Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về nhạc đàn?

  1. Đa dạng về giai điệu, làm cho kho tàng âm nhạc của nhân loại vô cùng phong phú với muôn vàn màu sắc.
  2. B. Đa dạng về giai điệu, nội dung làm cho kho tàng âm nhạc của nhân loại vô cùng phong phú với muôn vàn màu sắc.
  3. C. Đa dạng về thể loại, màu sắc giai điệu làm cho kho tàng âm nhạc của nhân loại vô cùng phong phú với muôn vàn màu sắc.
  4. Đa dạng về thể loại, làm cho kho tàng âm nhạc của nhân loại vô cùng phong phú với muôn vàn màu sắc.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Nhạc giao hưởng Thời kì Lãng mạn là giai đoạn phát triển của âm nhạc giao hưởng trong khoảng thời gian nào?

  1. Giữa thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
  2. Giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
  3. Giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  4. Giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXI.

Câu 2: Nhạc giao hưởng thường có độ dài

  1. trên 90 phút.
  2. từ 20 đến 90 phút.
  3. dưới 50 phút.
  4. từ 30 đến 120 phút.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Nhạc sĩ nào vừa là nhà soạn nhạc nổi tiếng vừa là một là nghệ sĩ biểu diễn piano những bài ca không lời xuất chúng?

  1. Paul Richard Schumann.
  2. Franz Liszt.
  3. Frederic Chopin.
  4. Edvard Grieg.

Câu 2: Nhà soạn nhạc tiêu biểu của nhạc giao hưởng Thời kì Lãng mạn là

  1. Frederic Chopin.
  2. Ludwig van Beethoven.
  3. Paul Richard Schumann.
  4. Edvard Grieg.

Câu 3: Điều gì làm cho nhân loại nghiêng mình thán phục trước một thiên tài âm nhạc Beethoven khi ông viết Bản giao hưởng số 9?

  1. Ông bị điếc hoàn toàn.
  2. Ông bị ốm nặng.
  3. Ông không còn khả năng cảm nhận âm nhạc.
  4. Âm nhạc của ông bị lỗi thời.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay