Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 6: Sơ lược về dịch giọng; Bài đọc nhạc số 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Sơ lược về dịch giọng; Bài đọc nhạc số 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

BÀI 6: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – SƠ LƯỢC VỀ DỊCH GIỌNG

(13 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Thế nào là dịch giọng?

  1. Sự hạ xuống cao độ so với bản gốc của một bản nhạc nhằm phù hợp với giọng hát hoặc nhạc cụ.
  2. Sự nâng lên hoặc hạ xuống cao độ so với bản gốc của một bản nhạc nhằm phù hợp với giọng hát hoặc nhạc cụ.
  3. Sự nâng lên hoặc hạ xuống cao độ so với bản gốc của một bản nhạc nhằm phù hợp với giọng hát.
  4. Sự nâng lên cao độ so với bản gốc của một bản nhạc nhằm phù hợp với giọng hát hoặc nhạc cụ.

Câu 2: Khi dịch giọng, bản nhạc có sự thay đổi về

  1. hóa biểu, tên nốt nhạc.
  2. dấu nhắc lại, hóa biểu.
  3. dấu nhắc lại, dấu luyến.
  4. hợp âm, giai điệu.

Câu 3: Phương thức dịch giọng được sử dụng nhiều nhất là

  1. Dịch giọng theo giai điệu.
  2. Dịch giọng theo hòa âm.
  3. Dịch giọng theo quãng.
  4. Dịch giọng theo tính chất âm nhạc.

Câu 4: Dịch giọng được tiến hành theo mấy bước?

A. 3 bước.

B. 2 bước.

C. 4 bước.

D. 1 bước.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Khi dịch giọng, điều gì không thay đổi?

  1. Cao độ, trường độ giữa các âm.
  2. Trường độ giữa các âm.
  3. Hóa biểu.
  4. Tên nốt nhạc.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về dịch giọng?

  1. Khi dịch giọng bản nhạc sẽ thay đổi cao độ.
  2. Khi dịch giọng tính chất trưởng thứ thay đổi.
  3. Khi dịch giọng bản nhạc sẽ thay đổi âm chủ.
  4. Khi dịch giọng bản nhạc sẽ có sự thay đổi về dấu hóa.

Câu 3: Việc chuyển giai điệu hay toàn bộ tác phẩm âm nhạc từ giọng này sang giọng khác được gọi là

  1. dịch giọng.
  2. sao chép.
  3. giai điệu.
  4. hợp âm.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Khi dịch giọng, Đô trưởng dịch giọng lên thành

  1. Rê thứ.
  2. Si trưởng.
  3. Rê trưởng.
  4. Si thứ.

Câu 2: Khi dịch giọng, Đô thứ dịch giọng xuống thành

  1. Si thứ.
  2. Rê thứ.
  3. Si trưởng.
  4. Rê trưởng.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Bài hát Nụ cười được viết ở giọng Đô trưởng, khi dịch giọng thay đổi như nào?

  1. Lên giọng La trưởng.
  2. Xuống giọng La trưởng.
  3. Xuống giọng Rê trưởng.
  4. Lên giọng Si trưởng.

Câu 2: Sau khi dịch giọng thành giọng La trưởng, bài hát Nụ cười xuất hiện điều gì?

  1. 2 dấu thăng và âm chủ Si.
  2. 3 dấu thăng và âm chủ Rê.
  3. 2 dấu thăng và âm chủ Đô.
  4. 3 dấu thăng và âm chủ La.

Câu 3: Nếu dịch giọng thấp một quãng 3 (Đô – La) bài hát Nụ cười sẽ ở giọng?

  1. Pha trưởng.
  2. La trưởng.
  3. Rê trưởng.
  4. Đô trưởng.

Câu 4: Nếu dịch giọng lên cao một quãng 4 (Đô – Pha) bài hát Nụ cười sẽ ở giọng?

  1. Pha trưởng.
  2. La trưởng.
  3. Rê trưởng.
  4. Đô trưởng.

 

=> Giáo án Âm nhạc 9 kết nối Tiết 12: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược về dịch giọng, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay