Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 12: Recorder hoặc kèn phím; Đàn đá và đàn đáy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Recorder hoặc kèn phím; Đàn đá và đàn đáy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: NHẠC CỤ – RECORDER HOẶC KÈN PHÍM

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – ĐÀN ĐÁ VÀ ĐÀN ĐÁY

(23 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Để bấm nốt Pha thăng (F#), các ngón tay trái bấm

  1. kín từ lỗ 1, 2, 3.
  2. kín từ lỗ 0, 1, 2, 3.
  3. kín từ lỗ 0, 1, 2, 5.
  4. kín từ lỗ 1, 2, 5.

Câu 2: Để bấm nốt Pha thăng (F#), tay phải

  1. ngón giữa bấm lỗ 1, ngón áp út bấm lỗ 6.
  2. ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 3.
  3. ngón giữa bấm lỗ 2, ngón áp út bấm lỗ 6.
  4. ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6.

Câu 3: Bài hát Donna Donna có nguồn gốc từ nước

  1. Tây Ban Nha.
  2. Bồ Đào Nha.
  3. Nhật Bản.
  4. Pháp.

Câu 4: Bài hát Donna Donna có nhịp

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 5: Bài hát Donna Donna có giai điệu

  1. hơi nhanh, tha thiết.
  2. sôi động, náo nhiệt.
  3. mạnh mẽ, hào hùng.
  4. dồn dập, sôi động.

Câu 6: Bài hát Deck the Halls do ai chuyển soạn lời Việt?

A. Hoàng Long.

B. Đặng Khánh Nhật.

C. Văn Cao.

D. Đinh Mạnh Ninh.

Câu 7: Bài hát Deck the Halls có nhịp

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 8: Đàn đá có thanh đá dài, dày phát ra âm thanh

  1. trầm.
  2. thanh, cao.
  3. bay bổng.
  4. trong trẻo.

Câu 9: Đàn đáy là nhạc cụ dân tộc của

  1. người Dao.
  2. người Tày.
  3. người Việt.
  4. người Mông.

Câu 10: Đàn đáy có âm sắc

  1. ấm áp, hơi đục.
  2. vang, thanh.
  3. trầm.
  4. bay bổng.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng về nhịp ?

  1. Có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.
  2. Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.
  3. Thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động.
  4. Dùng trong các bài thiếu nhi, hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về nhịp ?

  1. Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.
  2. Mỗi phách tương đương một móc đơn.
  3. Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.
  4. Phách đầu mạnh, phách hai nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.

Câu 3: Đâu không phải là nội dung về đàn đá?

  1. Làm bằng gỗ, hình thang cân.
  2. Làm bằng các thanh đá có kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau.
  3. Thanh đá dài, dày thì tiếng trầm.
  4. Thanh đá ngắn, mỏng thì tiếng thanh, cao.

Câu 4: Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh nào là đàn đá?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

  1. Hình 1.
  2. Hình 2.
  3. Hình 3.
  4. Hình 4.

Câu 5: Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh nào là đàn đá?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

  1. Hình 1.
  2. Hình 2.
  3. Hình 3.
  4. Hình 4.

Câu 6: Để tạo ra âm thanh cho đàn đá, cần dùng dụng cụ gõ nào?

  1. thanh phách.
  2. búa gỗ.
  3. dùi trống.
  4. song loan.

Câu 7: Để tạo ra âm thanh cho đàn đáy, cần dùng dụng cụ gõ nào?

  1. phách.
  2. song loan.
  3. que tre, miếng nhựa gảy.
  4. xắc.

Câu 8: Đâu không phải đặc điểm về đàn đáy?

  1. Thùng đàn được làm bằng gỗ, hình thang cân.
  2. Làm bằng các thanh đá có cùng một kích cỡ chiều dài.
  3. Có 3 dây bằng tơ mềm.
  4. Đáy lớn nằm ở phía trên, đáy nhỏ nằm ở phía dưới.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đàn đá được sử dụng trong những dịp nào?

  1. Lễ hội của đồng bào Tây Nguyên.
  2. Lễ hội của dân tộc Khơ-me.
  3. Lễ hội Đền Hùng.
  4. Hội Gióng.

Câu 2: Đàn đáy kết hợp với phách và trống chầu để đệm cho

  1. cải lương hoặc chầu văn.
  2. chèo hoặc ngâm thơ.
  3. ca hát trù hoặc ngâm thơ.
  4. hò hoặc ca hát trù.

Câu 3: Đàn đáy có tên gọi khác là

  1. đàn 2 dây.
  2. đàn bầu.
  3. đàn thập lục.
  4. vô đề cầm.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đàn đá được UNESCO xếp vào danh sách

  1. di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
  2. kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
  3. di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
  4. nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Câu 2: Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho

  1. giọng nam trầm.
  2. giọng nữ cao.
  3. giọng nữ trung.
  4. giọng nam cao.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay