Phiếu trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối Bài 8: Nhã nhạc Cung đình Huế; Recorder hoặc kèn phím

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Nhã nhạc Cung đình Huế; Recorder hoặc kèn phím. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC – NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

NHẠC CỤ - RECORDER HOẶC KÈN PHÍM

(14 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Nhã nhạc có nghĩa là gì?

  1. Âm nhạc dân gian.
  2. Âm nhạc giao hưởng.
  3. Âm nhạc hiện đại.
  4. Âm nhạc tao nhã.

Câu 2: Nhã nhạc xuất hiện vào khoảng

  1. thế kỉ XV.
  2. thế kỉ XX.
  3. thế kỉ XVI.
  4. thế kỉ XII.

Câu 3: Nhã nhạc được đúc kết và phát triển tới đỉnh cao vào

  1. thế kỉ XIX.
  2. thế kỉ XIV.
  3. thế kỉ V.
  4. thế kỉ VIII.

Câu 4: Nhã nhạc được sử dụng trong những dịp nào?

  1. Chèo, cải lương và những nghi thức trang trọng của nhà nước.
  2. Cuộc tế lễ và nhiều nghi thức trang trọng của triều đình.
  3. Cuộc tế lễ, hầu đồng, đám cưới, cải lương, chèo.
  4. Nghi thức trang trọng của triều đình, lễ diễu hành, đám cưới.

Câu 5: Dàn nhạc cung đình được tổ chức thành 2 dàn là

  1. hát bè và đối đáp.
  2. đại nhạc và lĩnh xướng.
  3. đại nhạc và tiểu nhạc.
  4. tiểu nhạc và nhạc cụ.

Câu 6: Dàn đại nhạc có âm lượng

  1. lớn, vang xa.
  2. mạnh mẽ, vang to.
  3. cực đại, không vang xa.
  4. cực nhỏ, phát trong không gian kín.

Câu 7: Nhạc cụ của đại nhạc bao gồm

  1. các loại trống, đàn cùng nhạc cụ gõ phách.
  2. các loại trống, kèn cùng các nhạc cụ gõ, hơi thổi.
  3. các loại đàn, kèn hơi cùng các nhạc cụ dân tộc.
  4. các loại trống, kèn cùng các nhạc cụ gõ, nhạc cụ dân tộc.

Câu 8: Dàn tiểu nhạc có bài, bản tương đối ổn định hơn và mang màu sắc

  1. khí thế dồn dập, âm lượng lớn, vang to.
  2. trang nhã, vui tươi, âm lượng lớn, vang to.
  3. khí thế mạnh mẽ, thôi thúc, âm lượng không vang to, mạnh mẽ.
  4. trang nhã, vui tươi, âm lượng không vang to, mạnh mẽ.

Câu 9: Nhạc cụ của tiểu nhạc bao gồm

  1. trống, sênh tiền, đàn tì bà, đàn nguyệt, piano, violin.
  2. não phạt, sáo, phách, trống cơm, song loan, sáo.
  3. trống, não bạt, phách, sênh tiền, sáo, đàn tì bà, đàn nguyệt.
  4. phách, sênh tiền, sáo, đàn nguyệt, violin, trống lắc tay gõ.

Câu 10: Để bấm nốt Si giáng (Bb), tay trái bấm

  1. các ngón bấm kín lỗ 0, 1, 3.
  2. ngón áp út bấm kín lỗ 4.
  3. ngón cái bấm kín lỗ 0, 1, 3.
  4. ngón trỏ bấm kín lỗ 4.

Câu 11: Để bấm nốt Si giáng (Bb), tay phải cần

  1. ngón trỏ bấm lỗ 0.
  2. ngón trỏ bấm lỗ 1.
  3. ngón trỏ bấm lỗ 3.
  4. ngón trỏ bấm lỗ 4.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Dàn đại nhạc được diễn tấu trong các nghi thức quan trọng như

  1. yến tiệc của triều đình, lễ hội, Tết Nguyên đán,...
  2. lễ tế đàn Nam Giao, Tết Nguyên Đán, tế Miếu,...
  3. lễ tế đàn Nam Giao, tế Miếu, Đại triều,...
  4. yến tiệc của triều đình, Đại triều, tế Miếu, lễ hội,...

Câu 2: Dàn tiểu nhạc thường dùng trong

  1. lễ tế đàn Nam Giao, tế Miếu, Đại triều,...
  2. các buổi yến tiệc của triều đình, lễ hội, Tết Nguyên đán,...
  3. lễ hội, lễ tế đàn Nam Giao, tế Miếu, Đại triều,...
  4. các buổi yến tiệc của triều đình, lễ hội, tế Miếu,...

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng về Nhã nhạc Cung đình Huế?

  1. Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được được coi là Quốc nhạc.
  2. Một số bài, bản của tiểu nhạc là Lưu thủy – Kim tiền, Phẩm tiết, Nguyên tiêu.
  3. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2008.
  4. Việc bảo tồn, phát huy giá trị của Nhã nhạc Cung đình Huế đã và đang được các cơ quan văn hóa của Nhà nước chăm lo để phổ biến rộng rãi.

Câu 4: Quan sát hình ảnh và cho biết đâu là trang phục khi biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

  1. Hình 2.
  2. Hình 3.
  3. Hình 1.
  4. Hình 4.

3. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Tại sao lại gọi là Nhã nhạc Cung đình Huế?

  1. Tưởng nhớ những công sức nhà Nguyễn đã làm để giữ gìn, phát triển Nhã nhạc.
  2. Quốc nhạc được sử dụng trong các cuộc tế lễ và nhiều nghi thức trang trọng của triều đình.
  3. Nhã nhạc là phương tiện liên lạc và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương.
  4. Có từ thời xa xưa, có từ thời vua chúa phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Vào năm 2023, UNESCO đã chính thức công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là

  1. Di sản văn hóa thế giới.
  2. Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới.
  3. Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
  4. Di sản Thiên nhiên thế giới.

Câu 2: Từ năm 2008, Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là

  1. Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  2. Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới.
  3. Di sản văn hóa vật thể thế giới.
  4. Di sản tư liệu thế giới.

Câu 3: Thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế ở

  1. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
  2. Phố cổ Hội An.
  3. Đại nội Huế.
  4. Bảo tàng Dân tộc học.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay