Phiếu trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời ôn tập chương 2: Trồng và chăm sóc cây trồng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ  7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Trồng và chăm sóc cây trồng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG (PHẦN 1)

Câu 1: Đặc điểm đầu tiên của trồng trọt công nghệ cao là gì?

A. Ưu tiên sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

B. Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

C. Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.

D. Lao động có trình độ cao.

Câu 2: Làm đất có công việc chính nào sau đây?

A. Cày đất

B. Bừa/đập đất

C. Lên luống

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Sử dụng loại phân gì để bón thúc?

A. Phân hữu cơ hoại mục

B. Phân hóa học

C. Cả A và B đều đúng

D. Không sử dụng phân

 

Câu 4: Biện pháp nào sau đây thực hiện trong trồng trọt?

A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật

B. Cày đất

C. Bón phân hạ phèn

D. Bón phân hữu cơ

Câu 5: Lợi ích của ứng dụng tin học vào nông nghiệp là gì?

A. Tiết kiệm tài nguyên nguồn lực.

B. Tăng năng suất lao động.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 6: Bước đầu tiên của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?

A. Xác định diện tích đất trồng

B. Vệ sinh đất trồng

C. Làm đất và cải tạo đất

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 7: Chuẩn bị hạt giống có bước nào sau đây?

A. Lựa chọn giống để gieo trồng

B. Xử lí giống trước khi gieo trồng

C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 8: Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

 A. Cây sẽ chết do sinh trưởng, phát triển kém.

B. Xuất hiện sâu, bệnh hại phá hoại mùa màng.

C. Đất có nhiều cỏ dại, chất độc hại ảnh hưởng đến cây trồng.

D. Đất không tơi xốp, thiếu dinh dưỡng cho cây.

 

Câu 9: Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào:

A. đặc điểm của giống cây trồng.

B. chất lượng của hạt giống.

C. kích thước của hạt giống.

D. độ đồng đều của hạt.

 

Câu 10: Yêu cầu đối với giá thể trồng cây bằng phương pháp giâm cành là gì?

A. Phù hợp với cây trồng

B. Tơi xốp

C. Đủ độ ẩm

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 11: Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống?

A. Bộ phận cành cây

B. Bộ phận nụ của cây

C. Bộ phận lá cây

D. Bộ phận thân cây

 

Câu 12: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu?

A. Đoạn cảnh giảm phải có nhiều lá.

B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt)

C. Đoạn cảnh giảm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá.

D. Đoạn cảnh giảm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt).

 

Câu 13: Công thức nào sau đây là đúng khi nói về tỉ lệ pha chế nước ngâm ủ hạt?

A. Nước ngâm ủ hạt cần được pha theo tỉ lệ 1 sôi : 2 lạnh

B. Nước ngâm ủ hạt cần được pha theo tỉ lệ 1 sôi : 3 lạnh.

C. Nước ngâm ủ hạt cần được pha theo tỉ lệ 2 sôi : 1 lạnh.

D. Nước ngâm ủ hạt cần được pha theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh

 

Câu 14: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với đặc điểm của cây cải xanh đạt tiêu chuẩn cần thu hoạch?

A. Cây cải xanh không bị sâu, bệnh.

B. Cây cao khoảng 30 – 40 cm.

C. Lá cải nguyên vẹn, đều màu, có màu xanh đậm

D. Lá cải nguyên vẹn, đều màu, có màu hơi vàng.

 

Câu 15: Quá trình trồng trọt nên thực hiện theo hướng canh tác hữu cơ nhằm

A. Đảm bảo an toàn cho người lao động

B. Đảm bảo vệ sinh môi trường 

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

 

Câu 16: Bước 2 của quy trình chuẩn bị hạt giống cải xanh là:

A. Lựa chọn giống cải xanh

B. Xử lí hạt giống trước khi gieo trồng

C. Kiểm tra số lượng hạt giống

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 17: Khi trồng rau cải xanh cần chuẩn bị những gì?

A. Khu vực trồng

B. Hạt giống

C. Phân bón

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 18: Hành động nào sau đây là không đúng đúng nhằm bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi chăm sóc cây trồng.

A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ và liều lượng cao để diệt sâu hại.

B. Sử dụng đồ bảo hộ (quần, áo, kính, khẩu trang,...) khi phun thuốc cho cây trồng.

C. Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật về đúng nơi quy định.

D. Sử dụng gang tay, khi bắt sâu chăm sóc cho cây trồng

 

Câu 19: Hãy chọn phương án đúng khi nói về trường hợp cần tỉa, dặm cây sau nước:

A. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá thưa

B. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá dày.

C. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi cây yếu, phát triển chậm cần thay thế.

D. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây đều nhau.

 

Câu 20: Ý kiến nào sau đây là chính xác đối với những yêu cầu kĩ thuật khi giâm cành cây rau muống vào đất trồng?

A. Số lượng cành giâm vừa đủ, độ dài cành giảm khoảng 20 – 25 cm, cành già.

B. Đoạn cành rau muống được giâm thẳng (vuông góc) so với mặt đất trồng.

C. Số lượng cành giảm vừa đủ, độ dài cành giâm khoảng 15 – 20 cm, cành không già, không non.

D. Số lượng cành giâm vừa đủ, độ dài cành giâm khoảng 10 – 20 cm, cành non.

 

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về phương pháp giâm cành?

A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất.

B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại.

C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 22: Phương tiện và cách thức gieo trồng có thể sử dụng khi trồng cây trong chậu là gì?

A. Gieo thủ công.

B. Gieo bằng máy.

C. Gieo vãi.

D. Gieo theo hàng

 

Câu 23: Chăm sóc cành giâm bao gồm:

A. Tưới nước

B. Bón phân

C. Phòng trừ sâu bệnh

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 24: Chế phẩm diệt sâu bọ hại cây trồng có thể làm từ:

A. Hành tây

B. Ớt, tỏi, gừng

C. Hạt én, hạt tiêu

D. Chanh, bưởi

 

Câu 25: Dựa vào quy trình trồng cải xanh, em hãy hãy sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình trồng và chăm sóc cây rau mồng tơi đến khi thu hoạch.

(1) Lên luống

(2) Đất chuẩn bị làm sạch cỏ, bón vôi, cày đất phơi từ 7- 10 ngày.

(3) Mồng tơi nên được trồng từ tháng 1-5 dương lịch

(4) Bón lót phân cho cây mồng tơi

(5) Sau khi gieo trồng thì tưới nước ngày 2 lần, làm sạch cỏ, bón

(6) Chuẩn bị hạt giống, ngâm nước ấm từ 3-4h. vớt ra rửa sạch

(7) Dùng thuốc hữu cơ phun cho cây để phòng trừ sâu hại

 

A. (3) – (2) – (1) – (4) – (6) – (5) – (7)

B. (1) – (2) – (3) – (4) – (6) – (5) – (7)

C. (3) – (2) – (4) – (1) – (6) – (5) – (7)

D. (3) – (2) – (6) – (4) – (1) – (5) – (7)

 

=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài: Ôn tập chương 1 và chương 2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay