Phiếu trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời ôn tập chương 6: Nuôi thủy sản (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ  7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 6: Nuôi thủy sản (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. NUÔI THỦY SẢN (PHẦN 1)

Câu 1: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?

A. Cá chẽm.

B. Cá rô phi.

C. Cá lăng.

D. Cá chình.

Câu 2: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước gấp bao nhiêu lần?

A. Ít hơn 10 lần.                    

B. Nhiều hơn 10 lần.

C. Ít hơn 20 lần.               

D. Nhiều hơn 20 lần.

Câu 3: Độ pH thích hợp cho nhiều loại tôm, cá là:

A. 7 - 10.            

B. 6 - 9.            

C. 2 - 5.           

D. 3 - 7.

 

Câu 4: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:

A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.          

B. Buổi chiều.               

C. Buổi trưa.              

D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Câu 5: Hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là:

A. Clo 0,2 - 0,4 mg/l.

B. CaOCl_2 2%.

C. Formon 3%.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 6: Đặc điểm sinh trưởng của cá tra như thế nào?

A. Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ PH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 320C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.

B. Cá tra là loài cá biển, được nuôi nhiều trên các lồng trên biển và chịu được nước biển có độ mặn cao.

C. Cá tra là loại cá da trơn, chịu được lượng oxygen cao, môi trường sống là nước ngọt, nước lợ và chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 180C nên cá tra nên được nuôi nhiều ở vùng cao nguyên.

D. Cá tra là cá nước lợ, da có vảy, chịu được nhiệt độ cao, được nuôi trong các lồng, bè ở các vùng nước mặn.

 

Câu 7: Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam là?

A. Thủy sản nước mặn

B. Thủy sản nước lợ

C. Thủy sản nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 8: Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ

A. Tôm đồng.

B. Cá chép.

C. Nghêu.

D. Cá trắm cỏ.

 

Câu 9: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?

A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.

B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.

C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.

D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

 

Câu 10: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước

B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Muối hòa tan trong nước

 

Câu 11: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?

A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.

B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.

C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn, hoạt động của tôm, cá để xử lí những hiện tượng bất thường.

D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.

 

Câu 12: Những hành vi nào gây cản trở đường di cư sinh sản của các loài cá?

A. Nuôi thuỷ sản ở đầm, phá ven sông.

B. Xây dựng đập thủy điện ngang sông.

C. Khai thác cá trên biển.

D. Xây dựng đập thủy lợi đúng cách.

 

Câu 13: Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản phổ biến là:

A. Xử lí chất thải, quản lí nguồn nước

B. Xử lí hóa chất, quản lí chất thải

C. Xử lí nguồn nước, quản lí nguồn nước

D. Xử lí nguồn nước, quản lí hóa chất

 

Câu 14: Hành động nào sau đây có thể làm giảm ô nhiễm nguồn nước?

A. Vứt bỏ vỏ chai, vỏ túi thuốc trừ sâu sau khi sử dụng ngay tại ruộng.

B. Bón phân quá mức.

C. Phun thuốc trừ sâu quá mức.

D. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.

 

Câu 15: Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là?

A. (môi trường nước ngọt): ao, ruộng lúa.

B. (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.

C. (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi.

D. (nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn): sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ.

 

Câu 16: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản?

A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn

B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ.

C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước

D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi

 

Câu 17: Muốn nuôi tôm, cá đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh cần phải làm thế nào?

A. Thực hiện đầy đủ các biện pháp cải tạo ao như: xử lí nguồn nước; chọn giống tốt; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng, trị bệnh tốt cho tôm, cá nuôi.

B. Chỉ cần cho ăn đúng kĩ thuật

C. Chỉ cần quản lí, chăm sóc tốt

D. Chỉ cần cải tạo ao và xử lí tốt nguồn nước trước khi thả giống.

 

Câu 18: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?

A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.

B. Tạo độ trong cho nước ao.

C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.

D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.

 

Câu 19: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Nam Trung Bộ

D. Tất cả các câu trên đều đúng

 

Câu 20: Loại tôm nào là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta?

A. Tôm thẻ chân trắng.

B. Tôm hùm.

C. Tôm càng xanh.

D. Tôm đồng

 

Câu 21: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủ sản ở nước ta trong những năm qua là:

A. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản

B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu

C. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước

D. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế

 

Câu 22: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý

 

Câu 23: Chất thải từ hoạt động luyện kim là gì?

A. Hoá chất độc hại.

B. Phân bón.

C. Thuốc trừ sâu.

D. Vi sinh vật gây bệnh.

 

Câu 24: Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là bao nhiêu?

A. 0,05 – 0,1 mg/l

B. 0,1 mg/l

C. 0,2 – 0,3 mg/l

D. 0,3 – 0,4 mg/l

 

Câu 25: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu?

A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)

B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)

C. Nước nhiễm phèn

D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay