Phiếu trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời ôn tập chương 6: Nuôi thủy sản (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ  7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 6: Nuôi thủy sản (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. NUÔI THỦY SẢN (PHẦN 2)

Câu 1: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu ha?

A. 1.700.000 ha.

B. 1.500.000 ha.

C. 1.750.000 ha.

D. 1.650.000 ha.

Câu 2: Ở nước ta hiện nay đã thu thập và phân loại được bao nhiêu loại cá nước ngọt?

A. 300 loài.                    

B. 124 loài.

C. 544 loài.               

D. 245 loài.

Câu 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới chức năng gì của tôm, cá?

A. Tiêu hóa.            

B. Hô hấp.           

C. Sinh sản.           

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 4: Thuốc tím thuốc loại thuốc gì để phòng và trị bệnh cho tôm, cá?

A. Hóa chất.           

B. Thuốc tân dược.                

C. Thuốc thảo mộc.              

D. Thuốc tây y.

Câu 5: Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

A. Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.

B. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.

C. Phá hoại rừng đầu nguồn.

D. Ô nhiễm môi trường nước.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người?

A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.

B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.

C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.

D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.

 

Câu 7: Loại cá nào dưới đây là cá da trơn?

A. Cá chép.

B. Cá chẽm.

C. Cá tra.

D. Cá trắm cỏ.

 

Câu 8: Loại cá nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt?

A. Cá song.

B. Cá basa.

C. Cá giò.

D. Cá măng.

 

Câu 9: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?

A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.

C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.

D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

 

Câu 10: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí

B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

 

Câu 11: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi cá ở khoảng nào sau đây?

A. từ 15 cm đến 20 cm.

B. từ 20 cm đến 30 cm.

C. từ 30 cm đến 40 cm.

D. từ 40 cm đến 50 cm.

 

Câu 12: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.

B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.

C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.

D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.

 

Câu 13: Hãy khoanh tròn vào ý không thể hiện nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. Nước thải sinh hoạt.

D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thuỷ sản.

 

Câu 14: Đâu không phải công việc em có thể làm để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là?

A. Tham gia phong trào “Thả cá bản địa” ở địa phương

B. Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi

C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch

D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

 

Câu 15: Đâu không phải ý nghĩa của việc khai thác nguồn lợi thủy sản?

A. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

C. Cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho con người.

D. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

 

Câu 16: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?

A. Sử dụng thuốc nổ.

B. Sử dụng kích điện.

C. Khai thác trong mùa sinh sản.

D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.

 

Câu 17: Có mấy loại thức ăn của thủy sản?

A. 2 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo

B. 2 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn viên

C. 3 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn thô

D. 4 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn thô, thức ăn viên

 

Câu 18: Đâu không phải cách làm để nuôi tôm, cá đạt hiệu quả?

A. Tìm hiểu môi trường nuôi, thức ăn, kĩ thuật nuôi trước khi quyết định nuôi tôm, cá.

B. Phòng bệnh cho tôm, cá bằng cách cải tạo ao, xử lí nguồn nước, quản lí, cho ăn đúng kĩ thuật.

C. Trên cùng một ao kết hợp cùng thả nhiều loại tôm và cá

D. Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi thủy sản cho người lao động.

 

Câu 19: Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều?

A. Tỉnh Cà Mau

B. Tỉnh Quảng Ninh

C. Tỉnh Quảng Nam

D. Tỉnh Đồng Nai

 

Câu 20: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?

A. Ruốc cá hồi.

B. Xúc xích.

C. Cá thu đóng hộp.

D. Tôm nõn.

 

Câu 21: Collagen được sản xuất từ nguyên liệu nào?

A. Xương cá.

B. Thịt cá.

C. Da cá.

D. Mỡ cá.

 

Câu 22: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?

A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới

B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển

C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản

D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chấp nhận ở thị trường Hoa Kì

 

Câu 23: Đâu là miêu tả phù hợp của phương pháp sử dụng ao lắng?

A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi

B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn

C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản

D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoá dạng nitrogen độc sang dạng không độc

 

Câu 24: Biện pháp nào dưới đây không làm giảm bớt sự nguy hại cho thủy sản và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm

B. Ngăn cấm các hành động hủy hoại các loài sinh cảnh đặc trưng.

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.

 

Câu 25: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là:

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

 

 

a

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay