Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 7 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Chăn nuôi là ngành cung cấp:
A. thực phẩm cho trồng trọt
B. sức kéo cho giao thông
C. hàng hóa cho thủy sản
D. phân bón cho nông nghiệp
Câu 2: Giống bò bản địa Việt Nam có bộ lông màu vàng, da mỏng là
A. bò Wagyu
B. bò sữa
C. bò vàng
D. bò Jersey
Câu 3: Phương án nào sau đây chỉ ra điểm khác biệt giữa gà Đông Tảo đối với các giống gà khác?
A. Thân hình nhỏ gọn, di chuyển nhanh nhẹn.
B. Đôi chân to, sần sùi đặc trưng.
C. Bộ lông sặc sỡ với nhiều màu sắc.
D. Khả năng đẻ trứng đều đặn quanh năm.
Câu 4: Ưu điểm nổi bật của chăn nuôi tự do so với các phương thức khác là
A. tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm chi phí chăn nuôi.
B. phù hợp với quy mô lớn, cung cấp sản phẩm đồng nhất.
C. kiểm soát tốt dịch bệnh và tối ưu hóa năng suất.
D. dễ dàng áp dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi.
Câu 5: Vai trò chính của việc nuôi dưỡng vật nuôi đối với đời sống là
A. giảm sự phụ thuộc vào lao động.
B. đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày.
C. tăng chi phí sản xuất trong nông nghiệp.
D. tạo ra các giống vật nuôi mã gen tốt.
Câu 6: Khi chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi đực giống, người chăn nuôi cần chú ý:
A. hạn chế cho vật nuôi hoạt động nhiều.
B. tắm rửa, vệ sinh chuồng trại theo năm.
C. tiêm vaccine phòng bệnh đúng thời gian.
D. bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn.
Câu 7: Kĩ thuật chăm sóc vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Vật nuôi đực giống cần vận động nhiều, vật nuôi cái sinh sản cần vận động nhẹ nhàng.
B. Vật nuôi đực giống cần không gian chuồng nuôi hẹp, vật nuôi cái sinh sản cần không gian rộng rãi.
C. Vật nuôi đực cần ăn khẩu phần ăn giàu xơ, vật nuôi cái sinh sản cần ăn khẩu phần ăn nhiều nước.
D. Vật nuôi đực giống cần hạn chế tắm rửa, vật nuôi cái sinh sản cần tắm rửa thường xuyên.
Câu 8: Phòng bệnh cho vật nuôi quan trọng nhất là vì
A. đảm bảo vật nuôi không bị căng thẳng trong quá trình nuôi.
B. tăng cường sức khỏe vật nuôi và giảm chi phí điều trị.
C. giảm thời gian nuôi vật nuôi để xuất chuồng sớm hơn.
D. tăng số lượng vật nuôi trong đàn một cách tự nhiên.
Câu 9: Tác nhân gây ra các bệnh giun, sán cho vật nuôi là
A. thức ăn mất vệ sinh
B. vi sinh vật gây bệnh
C. môi trường quá nóng
D. động vật kí sinh
Câu 10: Kĩ thuật nào sau đây giúp vật nuôi tăng khả năng miễn dịch?
A. Đặt chuồng trại nơi có ánh sáng tự nhiên mạnh.
B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định.
C. Để vật nuôi tự kiếm ăn ngoài môi trường tự nhiên.
D. Cho vật nuôi ăn khẩu phần giàu chất béo.
Câu 11: Chuồng gà thịt cần đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
A. Thoáng mát vào mùa hè.
B. Nhiều cửa sổ, cửa ra vào.
C. Cao 10m, rộng tối thiểu 5m.
D. Sát cạnh cống nước thải.
Câu 12: Thực phẩm nào sau đây thuộc nhóm thức ăn công nghiệp chế biến sẵn dành cho gà?
A. Giun đất
B. Rau bèo
C. Bột cá
D. Đầu tôm
Câu 13: Nhiệm vụ của nghề kỹ sư chăn nuôi là:
A. Phòng bệnh, khám bệnh cho vật nuôi.
B. Chọn và nhân giống cho vật nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.
C. Chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.
D. Phòng bệnh, khám bệnh cho vật nuôi, nghiên cứu, thử nghiệm các loại thuốc vaccine cho vật nuôi.
Câu 14: Vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi là:
A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. nâng cao năng suất chăn nuôi.
B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi. nâng cao năng suất chăn nuôi.
C. Nâng cao năng suất chăn nuôi.
D. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi.
Câu 15: Các bệnh lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân từ:
A. Cơ học.
B. Vi sinh vật
C. Di truyền.
D. Hóa học.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, chuồng trại không vệ sinh,… sẽ làm vật nuôi giảm sức đề kháng (miễn dịch) và dễ bị các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng xâm nhập tạo ra dịch bệnh. Để phòng bệnh ngoài biện pháp tạo môi trường sống tốt, giảm các yếu tố gây bất lợi cho thú nuôi, nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của thú nuôi, nhà chăn nuôi cũng cần phải giảm thiểu sự tiếp xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật nuôi từ đó sẽ hạn chế được khả năng lan truyền của dịch bệnh. Việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và vệ sinh phòng bệnh là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra.
a) Vệ sinh chuồng trại đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh cho vật nuôi, giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khi điều kiện sống không đảm bảo.
b) Vệ sinh chuồng trại không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vật nuôi; chỉ cần cung cấp đủ dinh dưỡng thì vật nuôi vẫn có sức đề kháng tốt.
c) Duy trì môi trường sạch sẽ kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng của vật nuôi, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và thiệt hại kinh tế.
d) Dịch bệnh trong chăn nuôi chủ yếu do yếu tố thời tiết, không liên quan nhiều đến công tác vệ sinh hay môi trường sống của vật nuôi.
Câu 2: Để nuôi gà thịt thả vườn hiệu quả, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống nhằm hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Nước uống phải được thay mới mỗi ngày để tránh cặn bẩn. Người nuôi cần quan sát tình trạng sức khỏe của gà, kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi gà được 3 tháng tuổi, cần tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng, đồng thời thực hiện các mũi tiêm phòng khác theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp để bảo vệ đàn gà trước nguy cơ dịch bệnh.
a) Để phòng tránh bệnh tật cho gà, chuồng trại, máng ăn, máng uống cần được vệ sinh thường xuyên, đồng thời nước uống phải được thay mới hàng ngày để hạn chế vi khuẩn phát triển.
b) Khi gà đạt 3 tháng tuổi, cần tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng và thực hiện tiêm chủng định kỳ các loại vacxin khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y nhằm tăng cường miễn dịch cho gà.
c) Chỉ cần quan sát tình trạng sức khỏe của gà khi chúng có dấu hiệu bệnh rõ ràng, không cần theo dõi hàng ngày.
d) Gà thịt thả vườn không cần tiêm vacxin nếu chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ và nguồn thức ăn đảm bảo an toàn.