Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Vì sao nhà sản xuất sử dụng những vật liệu khác nhau cho các chi tiết khác nhau của chiếc xe địa hình như ở Hình 4.1?
A. Mỗi vật liệu tại các vị trí khác nhau phù hợp với chức năng của nó tại vị trí đó
B. Tận dụng sử dụng đa dạng các loại vật liệu
C. Tạo sự đa dạng cho thiết kế của xe
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Khi dũa mặt phẳng cần chuẩn bị những gì?
A. Dũa dẹt
B. Thước cặp
C. Thước mặt phẳng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm mấy bộ phận?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Thép chứa bao nhiêu phần trăm cacbon?
A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
C. > 2,14
D. ≥ 2,14%
Câu 5: Quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay là?
(1) Thao tác cưa
(2) Kiểm tra lưỡi cưa
(3) Lấy dấu
(4) Kẹp phôi
A. (1) – (3) – (4) – (2)
B. (3) – (2) – (4) – (1)
C. (2) – (3) – (1) – (4)
D. (4) – (1) – (2) – (3)
Câu 6: Chất dẻo có nguồn gốc từ đâu?
A. Các hợp chất của carbon
B. Các hợp chất của carbon và sắt
C. Các hợp chất của sắt
D. Các hợp chất của nitrogen
Câu 7: Ghép các vật liệu phi kim với các tính chất đặc trưng của chúng.
1. Chất dẻo nhiệt | a. Hóa rắn ngay khi được làm nguội từ nhiệt độ gia công |
2. Chất dẻo nhiệt rắn | b. Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo và có thể tái chế được |
3. Cao su | c. Độ đàn hồi cao, giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt |
A. 1 – b, 2 – a, 3 – c
B. 1 – a, 2 – c, 3 – b
C. 1 – c, 2 – a, 3 – b
D. 1 – a, 2 – b, 3 – c
Câu 8: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền?
A. 2
B. 2,5
C. 1,5
D. 3
Câu 9: Tại sao rác thải từ các loại chất dẻo gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?
A. Không tái chế được
B. Quá trình chế tạo xả ra môi trường chất độc hại
C. Khó bị phân hủy
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Kim loại màu có những tính chất đặc trưng nào?
A. Dễ kéo dài
B. Dễ dát mỏng
C. Chống mài mòn cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Quy trình thực hiện dũa mặt phẳng là?
(1) Dũa mặt phẳng thứ hai song song với mặt phẳng thứ nhất
(2) Vệ sinh công nghiệp
(3) Kẹp phôi
(4) Dũa mặt phẳng thứ nhất
A. (1) – (3) – (2) – (4)
B. (2) – (1) – (4) – (2)
C. (3) – (4) – (1) – (2)
D. (4) – (3) – (2) – (1)
Câu 12: Tại sao kim loại màu được sử dụng nhiều hơn kim loại đen?
A. Ít gỉ sét hơn so với kim loại đen
B. Tính chống ăn mòn cao
C. Dễ gia công
D. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Câu 13: Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?
A. 1
B. 2
C. Nhiều
D. Đáp án khác
Câu 14: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào?
A. Bánh răng
B. Bánh dẫn
C. Bánh bị dẫn
D. Dây đai
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cưa kim loại là quá trình cắt kim loại bằng lưỡi cưa. Lưỡi cưa kim loại có răng dày và kích thước răng bé, phù hợp để cắt các loại kim loại cứng.
a) Cắt kim loại bằng cưa tay là phương pháp gia công nguội dùng cưa tay để cắt các tấm kim loại dày, phôi kim loại dạng tròn, dạng định hình,…thành những đoạn dài mong muốn.
b) Cách cầm cưa: tay thuận nắm một đầu của khung cưa, tay còn lại nắm cán cưa.
c) Kẹp chặt phôi trên ê tô, vị trí vạch dấu cách mặt bên của ê tô khoảng 20 – 30 mm.
d) Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn và đỡ vật để không rơi vào chân.
Câu 2. Cơ cấu tay quay thanh lắc là một hệ thống cơ khí dùng để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc. Đây là một cơ cấu phổ biến trong kỹ thuật, được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực tiễn như máy dệt, máy khâu, và xe tự đẩy. Cơ cấu này bao gồm các bộ phận chính: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, và giá đỡ, được kết nối với nhau bằng các khớp quay.
a) Cơ cấu tay quay con lắc có cấu tạo gồm: tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ.
b) Thanh lắc liên kết với giá đỡ bằng khớp trượt, tay quay liên kết với thanh truyền bằng khớp bản lề.
c) Cơ cấu tay quay thanh lắc nhằm biến chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.
d) Cơ cấu tay quay thanh lắc được ứng dụng trong nhiều loại máy móc như: động cơ đốt trong, máy nén khí, máy cưa gỗ,…