Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 Cắt may Chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 9 (Cắt may) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Cắt may chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Nếu bạn đang thiết kế một chiếc quần có số đo vòng mông (Vm) là 100 cm, vậy chiều rộng cạp quần được tính theo công thức 1/4 Vm + 1/10 Vm sẽ là:
A. 35 cm
B. 30 cm
C. 40 cm
D. 25 cm
Câu 2: Lan muốn theo phong cách thời trang bền vững. Cô ấy nên ưu tiên chọn trang phục làm từ chất liệu nào?
A. Da động vật
B. Sợi hữu cơ, vải thân thiện với môi trường
C. Polyester tổng hợp
D. Nhựa tổng hợp
Câu 3: Khi phối hợp kiểu dáng trang phục, nếu áo có kiểu dáng cầu kỳ thì nên kết hợp với quần hoặc váy có kiểu dáng ________ để tạo sự hài hòa.
A. phức tạp hơn
B. nổi bật hơn
C. đơn giản hơn
D. đồng bộ với áo
Câu 4: Chiều dài váy (Dv) trong bản vẽ là 45 cm. Nếu tính chiều dài thân váy trong bản vẽ lưng thun rời theo công thức Dv - 3 cm, vậy thân váy dài bao nhiêu?
A. 42 cm
B. 40 cm
C. 43 cm
D. 41 cm
Câu 5: Chiều dài thân váy trong bản vẽ cắt may chân váy lưng thun rời được tính như thế nào?
A. Dv - 3 cm
B. Dv - 5 cm
C. Dv - 2 cm
D. Dv - 4 cm
Câu 6: Điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may đối với bản vẽ kiểu là:
A. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm.
B. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.
C. Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.
D. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.
Câu 7: Vóc dáng của người trong hình bên là
A. cao, gầy.
B. thấp, béo.
C. cao, béo.
D. thấp, gầy.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về bản vẽ cắt may?
A. Thể hiện hình dáng, kích thước của từng bộ phận (chi tiết) hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm và những chỉ dẫn cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc.
B. Được vẽ trên vải để cắt trực tiếp các chi tiết sản phẩm.
C. Sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.
D. Được vẽ trên giấy để tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng may mặc.
Câu 9: Đặc điểm của trang phục tạo cảm giác thon gọn, cao lên là
A. kiểu áo và quần rộng.
B. kiểu áo kẻ sọc dọc.
C. kiểu áo kẻ sọc ngang.
D. kiểu áo có nếp phồng.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng về đặc điểm của bản vẽ cắt may?
A. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, công thức tính của từng chi tiết hoặc nhóm chi tiết của sản phẩm may mặc
B. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm.
C. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.
D. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm.
Câu 11: Vóc dáng của người trong hình bên là
A. cao, gầy.
B. cao, béo.
C. thấp, béo.
D. thấp, gầy.
Câu 12: Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của vải sẽ được cắt đối xứng là:
A. Nét lượn sóng mảnh.
B. Nét liền đậm.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 13: Đặc điểm của trang phục tạo cảm giác đầy đặn, thấp xuống là
A. váy liền thân.
B. giày đế thấp.
C. thắt lưng nhỏ.
D. áo hoa văn nhỏ.
Câu 14: Nét lượn sóng mảnh:
A. Biểu diễn đường bao khuất, đường cắt, đường gấp một phần vải.
B. Biểu diễn sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.
C. Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của vải sẽ được cắt đối xứng.
D. Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.
Câu 15: Phong cách thời trang phù hợp với trẻ em là
A. phong cách học đường.
B. phong cách cổ điển.
C. phong cách tối giản.
D. phong cách kín đáo.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................