Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Cắt may Chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Cắt may - Chân trời sáng tạo - Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Công nghệ 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Cắt may chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Một người thực hiện gần như toàn bộ công đoạn trong sản xuất thường thấy ở:
A. May sẵn.
B. May đo.
C. May công nghiệp.
D. May tự do.
Câu 2 (0,25 điểm). Hàng may sẵn phù hợp với:
A. Nhu cầu cá nhân của từng khách hàng.
B. Thị trường lớn và các trang phục phổ biến.
C. Kiểu mẫu thay đổi thường xuyên.
D. Các sản phẩm không có kích thước chuẩn.
Câu 3 (0,25 điểm). Hàng may đo thường có đặc điểm nào?
A. Kích thước cố định và phổ biến.
B. Phù hợp với mọi khách hàng.
C. Theo số đo thực tế của từng người.
D. Sản xuất nhanh hơn may sẵn.
Câu 4 (0,25 điểm). Trong sản xuất may sẵn, mỗi công nhân thường đảm nhiệm:
A. Toàn bộ quy trình tạo sản phẩm.
B. Một công đoạn cụ thể trong quy trình.
C. Khâu thiết kế sản phẩm.
D. Công việc kiểm tra chất lượng.
Câu 5 (0,25 điểm). Trong số các vật liệu sau, đâu là vật liệu thiết kế?
A. Màu vẽ, giấy vẽ
B. Chỉ, cúc, khóa kéo
C. Vải dệt kim, vải lụa
D. Da nhân tạo, vải nilon
Câu 6 (0,25 điểm). Công việc nào sau đây thuộc công đoạn hoàn thiện sản phẩm?
A. Sáng tạo kiểu dáng thời trang.
B. Cắt chỉ thừa.
C. Chọn vật liệu.
D. Giác sơ đồ.
Câu 7 (0,25 điểm). Trong các loại vật liệu, "phụ liệu" bao gồm gì?
A. Chỉ, cúc, khóa kéo.
B. Giấy vẽ và bìa rập.
C. Vải tự nhiên và vải nhân tạo.
D. Màu vẽ và hóa chất nhuộm.
Câu 8 (0,25 điểm). Thùa khuy là công đoạn gì trong sản xuất?
A. Tạo kiểu dáng sản phẩm.
B. Hoàn thiện sản phẩm.
C. Sắp xếp chi tiết trên vải.
D. Giác sơ đồ.
Câu 9 (0,25 điểm). Điểm khác biệt chính giữa sản xuất may đo và may sẵn là:
A. May đo sản xuất hàng loạt, may sẵn sản xuất theo yêu cầu.
B. May đo cá nhân hóa sản phẩm theo từng khách hàng, may sẵn sản xuất hàng loạt.
C. May đo sử dụng công nghệ cao, may sẵn thủ công.
D. May đo tiết kiệm nguyên liệu hơn may sẵn.
Câu 10 (0,25 điểm). Tại sao công đoạn giác sơ đồ lại quan trọng trong ngành cắt may?
A. Để tạo ra kiểu dáng đẹp mắt.
B. Để tối ưu hóa nguyên liệu và giảm hao phí.
C. Để rút ngắn thời gian giao hàng.
D. Để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Câu 11 (0,25 điểm). Loại vật liệu nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nếu tiếp xúc thường xuyên?
A. Vải tự nhiên không qua xử lý.
B. Phụ kiện như cúc, khóa kéo.
C. Màu vẽ, hóa chất từ nhuộm hoặc xử lý vải.
D. Vải thô không xử lý bề mặt.
Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao quy trình sản xuất hàng may sẵn thường được tổ chức trên dây chuyền sản xuất lớn?
A. Để tạo ra sản phẩm độc nhất.
B. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất với số lượng lớn.
C. Để giảm chi phí sử dụng máy móc.
D. Để đảm bảo từng sản phẩm đều khác nhau.
Câu 13 (0,25 điểm). Trong quy trình hoàn thiện sản phẩm, bước "thùa khuy và đính cúc" được thực hiện để:
A. Làm sản phẩm nổi bật hơn.
B. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
C. Giảm hao phí vật liệu.
D. Tăng độ bền và sử dụng được sản phẩm.
Câu 14 (0,25 điểm). Công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm giúp:
A. Xác định lỗi và sửa chữa trước khi giao hàng.
B. Tăng thời gian sản xuất sản phẩm.
C. Loại bỏ hoàn toàn các bước hoàn thiện.
D. Tiết kiệm chi phí nguyên liệu.
Câu 15 (0,25 điểm). Khi chọn phụ liệu may mặc, yếu tố nào cần được cân nhắc đầu tiên?
A. Màu sắc và tính thẩm mỹ.
B. Độ bền và khả năng phù hợp với thiết kế.
C. Chi phí và số lượng.
D. Tốc độ giao hàng từ nhà cung cấp.
Câu 16 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là mục đích của việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc?
A. Đảm bảo sản phẩm không có lỗi kỹ thuật.
B. Xác định lỗi và sửa chữa trước khi giao hàng.
C. Tăng tốc độ sản xuất bằng cách bỏ qua các công đoạn không cần thiết.
D. Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ và kỹ thuật.
Câu 17 (0,25 điểm). Trong ngành cắt may, yếu tố nào sau đây không đúng về công đoạn thùa khuy và đính cúc?
A. Đòi hỏi sự chính xác cao.
B. Có thể thực hiện trước khi cắt vải.
C. Là một trong những bước cuối cùng trong hoàn thiện sản phẩm.
D. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm.
Câu 18 (0,25 điểm). Trong sản xuất may mặc, yếu tố nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hoàn thiện sản phẩm?
A. Là bước cuối cùng để kiểm tra và hoàn chỉnh sản phẩm.
B. Bao gồm các công đoạn như là, cắt chỉ thừa, đính cúc.
C. Có thể bỏ qua nếu thời gian sản xuất bị giới hạn.
D. Đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật từ người lao động.
Câu 19 (0,25 điểm). Trong công đoạn hoàn thiện sản phẩm, ý nào sau đây không đúng?
A. Thùa khuy và đính cúc giúp tăng tính tiện ích cho sản phẩm.
B. Cắt chỉ thừa tạo độ hoàn thiện cao.
C. Công đoạn này có thể bỏ qua để tiết kiệm thời gian.
D. Công đoạn này cần sự tỉ mỉ và kỹ thuật tốt.
Câu 20 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là lợi ích của việc áp dụng công nghệ trong ngành cắt may?
A. Tăng hiệu quả sản xuất.
B. Giảm lỗi và hao phí nguyên liệu.
C. Giảm thời gian giao hàng.
D. Loại bỏ hoàn toàn lao động con người.
Câu 21 (0,25 điểm). Một doanh nghiệp sản xuất may mặc muốn giảm chi phí sản xuất. Họ nên làm gì trong công đoạn giác sơ đồ?
A. Sử dụng phần mềm chuyên dụng để tối ưu hóa nguyên liệu.
B. Giác sơ đồ bằng tay để tiết kiệm chi phí phần mềm.
C. Sử dụng vải rẻ tiền hơn để cắt giảm chi phí.
D. Tăng số lượng nhân viên để đẩy nhanh tiến độ.
Câu 22 (0,25 điểm). Khi phát hiện lỗi trong công đoạn hoàn thiện (cắt chỉ thừa, thùa khuy, đính cúc), nhân viên cần làm gì?
A. Bỏ qua lỗi để giữ đúng tiến độ giao hàng.
B. Sửa chữa ngay lập tức trước khi chuyển sang khâu đóng gói.
C. Đánh dấu sản phẩm lỗi và tiếp tục các bước tiếp theo.
D. Tạm dừng toàn bộ quy trình sản xuất để khắc phục lỗi.
Câu 23 (0,25 điểm). Một nhà sản xuất muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm, họ cần tập trung vào yếu tố nào?
A. Tăng tốc độ hoàn thiện sản phẩm.
B. Kiểm tra kỹ lưỡng từng công đoạn trong quy trình sản xuất.
C. Giảm chi phí nhân công bằng cách tự động hóa hoàn toàn.
D. Chọn nguyên liệu giá rẻ để tối ưu chi phí.
Câu 24 (0,25 điểm). Một sản phẩm sau khi hoàn thiện bị khách hàng trả lại do đường may bị lỏng. Vấn đề này có thể xuất phát từ khâu nào?
A. Giác sơ đồ.
B. Thùa khuy và đính cúc.
C. Ráp nối các chi tiết.
D. Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Câu 25 (0,25 điểm). Khi sản xuất một lô hàng lớn, doanh nghiệp phát hiện lượng vải hao phí cao hơn dự kiến. Họ nên làm gì để khắc phục trong tương lai?
A. Sử dụng phần mềm giác sơ đồ để tối ưu hóa nguyên liệu.
B. Cắt giảm số lượng sản phẩm sản xuất.
C. Tăng số lượng nhân viên giác sơ đồ thủ công.
D. Chọn loại vải có giá thành thấp hơn.
Câu 26 (0,25 điểm). Nếu dây chuyền sản xuất gặp vấn đề ở công đoạn thùa khuy và đính cúc, điều gì sẽ xảy ra?
A. Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật và không sử dụng được.
B. Tăng hiệu quả sản xuất do bỏ qua công đoạn này.
C. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn.
D. Tiến độ giao hàng được cải thiện.
Câu 27 (0,25 điểm). "Giác sơ đồ" là công đoạn liên quan đến:
A. Lập phương án bố trí các bộ phận sản phẩm lên vải hoặc da.
B. Thiết kế kiểu dáng sản phẩm.
C. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thiện.
D. Phác thảo các mẫu thiết kế trên giấy.
Câu 28 (0,25 điểm). Phần mềm nào sau đây hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong ngành cắt may thời trang?
A. Adobe Photoshop.
B. Gerber Accumark.
C. AutoCAD.
D. Blender.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu tính chất lao động của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
Câu 2 (1,0 điểm). Đánh giá những hạn chế khi áp dụng phần mềm như Gerber Accumark và Optitex trong thiết kế và sản xuất thời trang.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 4: Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang | 8 | 0 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 4 | 28 | 2 | ||||
Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang | Nhận biết | - Nhận diện được tổ chức sản xuất. - Biết được điều phù hợp với hàng may sẵn. - Biết được đặc điểm của hàng may đo. - Biết được công việc của công nhân trong sản xuất may sẵn. - Nhận diện được vật liệu thiết kế. - Biết được công việc thuộc công đoạn hoàn thiện sản phẩm. - Nhận diện được phụ liệu. - Biết được công đoạn của thùa khuy. - Nêu được tính chất lao động của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang. | 8 | 1 | C1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được điểm khác biệt chính giữa sản xuất may đo và may sẵn. - Biết được lí do giác sơ đồ lại quan trọng trong ngành cắt may. - Biết được vật liệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nếu tiếp xúc thường xuyên. - Biết được công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo nhiều nhất. - Biết lí do quy trình sản xuất hàng may sẵn thường được tổ chức trên dây chuyền sản xuất lớn. - Biết được mục đích của bước thùa khuy và đính cúc. - Biết được tác dụng việc kiểm tra chất lượng. - Biết được yếu tố cần được cân nhắc đầu tiên khi chọn phụ liệu may mặc. - Biết được ý không phải là mục đích của việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc. - Biết được yếu tố không đúng về công đoạn thùa khuy và đính cúc. - Biết được yếu tố không đúng khi nối về quá trình hoàn thiện sản phẩm. - Biết được ý không đúng trong công đoạn hoàn thiện sản phẩm. - Biết được ý không phải lợi ích của việc áp dụng công nghệ trong ngành cắt may. | 12 | C9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 | |||
Vận dụng | - Nêu được việc nên làm trong công đoạn giác sơ đồ. - Nêu được việc cần làm khi phát hiện lỗi trong công đoạn hoàn thiện. - Nêu được yếu tố cần tập trung để đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Biết được khâu làm cho đường may bị lỏng. - Nêu được điều cần khắc phục hiện tượng vải hao phí hơn dự kiến. - Biết được hậu quả khi dây chuyền sản xuất gặp vấn đề ở công đoạn thùa khuy và đính cúc. - Nắm rõ được giác sơ đồ. - Biết được phần mềm hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong ngành cắt may thời trang. | 8 | C21, 22, 23, 24, 225, 26, 27, 28 | |||
Vận dụng cao | - Đánh giá được những hạn chế khi áp dụng phần mềm như Gerber Accumark và Optitex trong thiết kế và sản xuất thời trang. | 1 | C2 (TL) |