Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời Chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG TRONG TRỒNG TRỌT

(33 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (22 CÂU)

Câu 1: “Công nghệ tưới tiêu tự động là giải pháp công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách…(1)…, hiệu quả nhất thông qua việc điều chỉnh …(2)…phù hợp với nhu cầu sử dụng nước của cây trồng”

Từ thích hợp vào chỗ trống (1) và (2) là:

  1. (1) tiết kiệm nhất; (2) lượng nước, thời điểm và thời gian.
  2. (1) ổn định nhất; (2) lượng nước, thời điểm và thời gian.
  3. (1) tiết kiệm nhất; (2) phân bón, hàm lượng và thời gian.
  4. (1) ổn định nhất; (2) phân bón, hàm lượng và thời gian.

Câu 2: Hình ảnh dưới đây là hệ thống tưới tiêu nào?

  1. Tưới nhỏ giọt.
  2. Tưới phun mưa.
  3. Tưới phu sương.
  4. Tưới phun mưa và phun sương kết hợp.

Câu 3: Hình ảnh dưới đây là hệ thống tưới tiêu nào?

  1. Tưới nhỏ giọt.
  2. Tưới phun mưa.
  3. Tưới phu sương.
  4. Tưới phun mưa và phun sương kết hợp.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây là hệ thống tưới tiêu nào?

  1. Tưới nhỏ giọt.
  2. Tưới phun mưa.
  3. Tưới phun sương.
  4. Tưới phun mưa và phun sương kết hợp.

Câu 5: Hình ảnh dưới đây là hệ thống tưới tiêu nào?

  1. Tưới nhỏ giọt.
  2. Tưới phun mưa.
  3. Tưới phun sương.
  4. Tưới phun mưa và phun sương kết hợp.

Câu 6: Đặc điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt là

  1. tưới chậm và chính xác, cây dễ hấp thụ không bị ngập úng.
  2. tưới nước lên cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo.
  3. nguồn nước có chùm tia mỏng như hạt sương nhỏ, mịn nhờ bơm cao áp và đầu tưới.
  4. tuỳ nhu cầu của cây trồng, ta có thể dùng linh hoạt tưới phun mưa hoặc phun sương.

Câu 7: Đặc điểm của công nghệ tưới phun sương là

  1. tưới chậm và chính xác, cây dễ hấp thụ không bị ngập úng.
  2. tưới nước lên cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo.
  3. nguồn nước có chùm tia mỏng như hạt sương nhỏ, mịn nhờ bơm cao áp và đầu tưới.
  4. tuỳ nhu cầu của cây trồng, ta có thể dùng linh hoạt tưới phun mưa hoặc phun sương.

Câu 8: Đặc điểm của công nghệ tưới phun mưa là

  1. tưới chậm và chính xác, cây dễ hấp thụ không bị ngập úng.
  2. tưới nước lên cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo.
  3. nguồn nước có chùm tia mỏng như hạt sương nhỏ, mịn nhờ bơm cao áp và đầu tưới.
  4. tuỳ nhu cầu của cây trồng, ta có thể dùng linh hoạt tưới phun mưa hoặc phun sương.

Câu 9: Đặc điểm của công nghệ tưới hỗn hợp là

  1. tưới chậm và chính xác, cây dễ hấp thụ không bị ngập úng.
  2. tưới nước lên cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo.
  3. nguồn nước có chùm tia mỏng như hạt sương nhỏ, mịn nhờ bơm cao áp và đầu tưới.
  4. tuỳ nhu cầu của cây trồng, ta có thể dùng linh hoạt tưới phun mưa hoặc phun sương.

Câu 10: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

  1. Nguồn điện xoay chiều - Adapter.
  2. Nguồn điện xoay chiều - động cơ bơm nước.
  3. Động cơ điện một chiều - động cơ bơm nước.
  4. Nguồn điện một chiều - Adapter.

Câu 11: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

  1. Công tắc cảm biến chạm – động cơ bơm nước.
  2. Động cơ một chiều – cảm biến độ ẩm đất.
  3. Động cơ điện một chiều - động cơ bơm nước.
  4. Cảm biến chạm – cảm biến nhiệt độ.

Câu 12: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

  1. Cảm biến chạm- cảm biến nhiệt độ.
  2. Cảm biến không tiếp xúc – cảm biến nhiệt độ.
  3. Cảm biến chạm – cảm biến độ ẩm.
  4. Cảm biến không tiếp xúc – cảm biến nhiệt độ.

Câu 13: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

  1. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – động cơ bơm nước.
  2. Cảm biến không tiếp xúc – adapter.
  3. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  4. Cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.

Câu 14: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

  1. Cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  2. Công tắc cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  3. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  4. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – động cơ bơm nước.

Câu 15: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

  1. Cảm biến chạm – cảm biến độ ẩm.
  2. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – động cơ bơm nước.
  3. Công tắc cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  4. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.

Câu 16: Quy trình thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động gồm mấy bước?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 17: Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động là

  1. xác định nhiệm vụ thiết kế.
  2. vẽ sơ đồ mạch điện
  3. lựa chọn thiết bị điện.
  4. xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.

Câu 18: Bước thứ 2 trong quy trình thiết kế kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động là

  1. xác định nhiệm vụ thiết kế.
  2. vẽ sơ đồ mạch điện.
  3. lựa chọn thiết bị điện và xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.
  4. xác định bộ phận điều khiển ứng dụng công nghệ IoT.

Câu 19: Bước thứ 3 trong quy trình thiết kế kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động là

  1. xác định nhiệm vụ thiết kế.
  2. vẽ sơ đồ mạch điện.
  3. lựa chọn thiết bị điện và xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.
  4. Xác định bộ phận điều khiển ứng dụng công nghệ IoT.

Câu 20: Thứ tự các bộ phận hệ thống ứng dụng công nghệ tưới nước tự động trong trồng trọt là

  1. Bộ phận điều khiển → Nguồn điện → Động cơ bơm nước.
  2. Nguồn điện → Động cơ bơm nước → Bộ phận điều khiển.
  3. Động cơ bơm nước → Nguồn điện → Bộ phận điều khiển.
  4. Nguồn điện → Bộ phận điều khiển → Động cơ bơm nước.

Câu 21: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động?

  1. Nhiệt độ.
  2. Độ ẩm.
  3. Ánh sáng.
  4. Vận tốc gió.

Câu 22: Bộ phận điều khiển nhận tín hiệu từ cảm biến theo thời gian để

  1. điều khiển thời điểm và thời gian hoạt động của động cơ bơm nước.
  2. điều khiển chế độ tưới nước nhỏ giọt, phun mưa hay phun sương.
  3. điều khiển vận tốc dòng chảy trong hệ thống bơm nước
  4. điều chỉnh lại điều kiện môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Làm thế nào để điều khiển được hoạt động của mạch điện theo sự thay đổi của các yếu tố môi trường?

...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay