Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối ôn tập chương 4: Đông Nam Á (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Đông Nam Á (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á (PHẦN 2)

Câu 1: Đâu là eo biển có chiến lược kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Á?

  1. Mare.
  2. Cửa Lục.
  3. Mac-lắc-ca.
  4. Bê-ring.

Câu 2: Đông Nam Á biển đảo có:

  1. Nhiều đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
  2. Nhiều đồng bằng, ít đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai kém màu mỡ.
  3. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
  4. Nhiều đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai kém màu mỡ.

Câu 3: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì”

  1. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
  2. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
  3. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  4. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 4: Quốc gia có mật độ dân số cao nhất khu vực Đông Nam Á năm 2015 là:

  1. Xin-ga-po.
  2. Việt Nam.
  3. Phi-lip-pin.
  4. In-đô-nê-xi-a.

Câu 5: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu là do:

  1. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều.
  2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.
  3. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
  4. Gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế.

Câu 6: Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng?

  1. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  2. Mở rộng dịch vụ.
  3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  4. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Câu 7: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

  1. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
  2. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
  3. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
  4. Lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.

Câu 8: Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là:

  1. Lào, In-đô-nê-xi-a.
  2. Thái Lan, Việt Nam.
  3. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
  4. Thái Lan, Ma-lai-xi-la.

Câu 9: Đâu không phải là trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Đông Nam Á?

  1. Băng Cốc (Thái Lan).
  2. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
  3. Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
  4. To-ky-o (Nhật Bản).

Câu 10: Tổng chiều dài đường sắt trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 là:

  1. 10 000 km.
  2. 20 000 km.
  3. 30 000 km.
  4. 40 000 km.

Câu 11: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cam-pu-chia?

  1. Ăng-co Vát.
  2. Ba-li.
  3. Băng Cốc.
  4. Ba-gan.

Câu 12: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là:

  1. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  2. Tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
  3. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  4. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

Câu 13: Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu do:

  1. Vùng biển nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm.
  2. Ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng.
  3. Thị trường tiêu thụ mở rộng, tàu thuyền, ngư cụ nhiều hơn.
  4. Tàu thuyền, cư ngụ hiện đại hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng.

Câu 14: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là:

  1. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.
  2. Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.
  3. Ô nhiễm môi trường.
  4. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

Câu 15: Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?

  1. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Phi-lip-pin.
  2. In-do-ne-xi-a, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Lào.
  3. Việt Nam, Lào, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
  4. Cam-pu-chia, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.

Câu 16: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là:

  1. Thị trường không ổn định.
  2. Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
  3. Nhiều dịch bệnh.
  4. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

Câu 17: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là:

  1. Tạo nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên.
  2. Phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  3. Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều hàng hóa xuất khẩu.
  4. Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường.

Câu 18: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ La Tinh là:

  1. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
  2. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
  3. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  4. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 19: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:

  1. Phát triển thủy điện.
  2. Phát triển lâm nghiệp.
  3. Phát triển kinh tế biển.
  4. Phát triển chăn nuôi.

Câu 20: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là:

  1. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
  2. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ có chuyên môn cao.
  3. Lao động không cần cù, siêng năng.
  4. Thiếu sự dẻo dai, năng động.

Câu 21: Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển có sự tương đồng về:

  1. Phong tục tập quán và văn hóa.
  2. Trình độ phát triển kinh tế.
  3. Tài nguyên khoáng sản.
  4. Dân số và lực lượng lao động.

Câu 22: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

  1. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
  2. Sử dụng chung một loại tiền.
  3. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
  4. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 23: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

  1. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
  2. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dich thương mại quốc tế của nước ta.
  3. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, …của khu vực.
  4. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Câu 24: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là:

  1. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
  2. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
  3. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
  4. Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 25: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác?

  1. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
  2. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
  3. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
  4. Nhằm công nghiệp hóa đất nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay