Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Con sông dài nhất Nhật Bản là:
A. sông Abe. B. sông Ara. C. sông Edo. D. sông Shinano.
Câu 2: Tín ngưỡng truyền thống trong văn hóa Nhật Bản là:
A. Đạo Shin-tô. B. Thiên Chúa giáo.
C. Đạo Hồi. D. Đạo Phật.
Câu 3: Đâu không phải là các kiểu rừng có ở Nhật Bản?
A. Rừng lá kim. B. Rừng lá rộng.
C. Rừng nhiệt đới. D. Rừng lá rộng thường xanh.
Câu 4: Trong cơ cấu GDP Nhật Bản, công nghiệp chiếm tỉ lệ khoảng:
A. 29%. B. 30%. C. 31%. D. 32%.
Câu 5: Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử - tin học của Nhật Bản đang phát triển:
A. đứng đầu thế giới. B. đứng thứ 2 thế giới.
C. đứng thứ 3 thế giới. D. đứng thứ 4 thế giới.
Câu 6: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì:
A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Câu 7: Đâu là trung tâm tài chính lớn nhất Nhật Bản?
A. Ô-xa-ca.
B. Tô-ky-ô.
C. Na-gôi-a.
D. A-ki-ta.
Câu 8: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 9: Đâu không phải là khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn ở Trung Quốc?
A. Phốt pho.
B. Lưu huỳnh.
C. Muối mỏ.
D. Đất hiếm.
Câu 10: Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc.
B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung.
D. Hoa Nam.
Câu 11: Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:
Dân số Trung Quốc năm 2014
(Đơn vị: triệu người)
Chỉ tiêu | Tổng số | Thành thị | Nông thôn | Nam | Nữ |
Số dân | 1368 | 749 | 619 | 701 | 667 |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn.
B. Cơ cấu dân số mất cân bằng (nữ nhiều hơn nam).
C. Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).
D. Cơ cấu dân số cân bằng.
Câu 12: Đâu là các trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc?
A. Thượng Hải – Thiên Tân – Thâm Quyến.
B. Thượng Hải – Bắc Kinh – Thiên Tân.
C. Thượng Hải – Quảng Châu – Bắc Kinh.
D. Thượng Hải – Thiên Tân – Thành Đô.
Câu 13: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Khoa học công nghệ hiện đại.
B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
C. Chính sách mở cửa.
D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Trung Quốc?
A. Các sản phẩm chủ yếu là tôm, cá, trai lấy ngọc, rong biển,…
B. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng thứ hai thế giới.
C. Các ngư trường khai thác quan trọng nằm ở biển Hoa Đông, Hoa Nam,…
D. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh.
Câu 15: Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào của Cộng hòa Nam Phi?
A. Vùng biển.
B. Vùng cao nguyên.
C. Vùng hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Vùng duyên hải đông nam.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Hokkaido quy hoạch một số khu vực hoang dã rộng lớn nhất ở Nhật Bản, từ những khu rừng ôn đới mát mẻ ở phía nam cho đến tiểu hệ sinh thái cận Bắc cực ở phía bắc và hơn 200 loài chim trong khu rừng rụng lá đất thấp. Ngoài ra, chỉ duy nhất khu vực này ở Nhật Bản tạo điều kiện sinh trưởng cho loài gấu nâu. Tuy nhiên,sự căng thẳng của biến đổi khí hậu cộng thêm những áp lực hiện có đe dọa các loài và các khu vực tự nhiên này. Biến đổi khí hậu có thể sẽ có tác động lớn nhất đến các hệ sinh thái biển và ven biển, các khu vực miền núi và rừng (Alam et al, 2007). Trong thực tế, hơn 20% động vật có vú, động vật lưỡng cư, các loài cá nước lợ và cá nước ngọt, các thực vật có mạch (nhựa) đang sinh sống ở Nhật Bản phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, cùng với khoảng 20% các loài bò sát và hơn10% các loài chim (MOE, 2006).”
Nguồn:https://cjs.inas.gov.vn/
a. Hokkaido là khu vực duy nhất ở Nhật Bản có điều kiện sinh trưởng phù hợp cho loài gấu nâu, điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực này trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.
b. Biến đổi khí hậu tác động lớn nhất đến hệ sinh thái biển và ven biển, cũng như các khu vực rừng và miền núi ở Nhật Bản.
c. Biến đổi khí hậu chỉ có tác động nhỏ đến các khu vực rừng rụng lá đất thấp ở Hokkaido, trong khi các khu vực miền núi chịu tác động lớn hơn nhiều.
d.Hơn 10% các loài chim ở Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, phản ánh mối đe dọa chưa đến mức nghiêm trọng đến hệ sinh thái cận Bắc cực tại Hokkaido.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Dầu thô, than đá và khí tự nhiên hóa lỏng là những mặt hàng chính khiến kim ngạch nhập khẩu tăng. Trong bối cảnh các tác động của đại dịch COVID-19 giảm khiến nhu cầu tại các thị trường nước ngoài tăng mạnh, góp phần thúc đẩy kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu bao gồm: ô tô, sắt, thép và các mặt hàng khác tăng.
Trong khi đó, đồng Yen mất giá mạnh so với đồng USD trong tài khóa 2022 đã khiến chi phí nhập khẩu tăng cao. Đồng Yen so với đồng USD hiện đang giao dịch ở mức 135,05 Yen đổi 1 USD, tăng mạnh so với mức 111,91 Yen đổi 1 USD vào năm trước.”
Nguồn: https://dangcongsan.vn/
a. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng chủ yếu do các mặt hàng như dầu thô, than đá và khí tự nhiên hóa lỏng.
b. Nhu cầu tại các thị trường nước ngoài tăng mạnh sau đại dịch COVID-19 đã góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như ô tô, sắt, thép và các mặt hàng khác.
c. Đồng Yen Nhật Bản đã mạnh lên đáng kể so với đồng USD trong tài khóa 2022, giúp giảm chi phí nhập khẩu.
d. Trong bối cảnh giá trị đồng Yen giảm mạnh, Nhật Bản không đối mặt với áp lực gia tăng chi phí nhập khẩu và vẫn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu nhờ nhu cầu quốc tế mạnh mẽ.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................