Trắc nghiệm bài 2 KNTT: Toàn cầu hóa và khu vực kinh tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực kinh tế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 2: TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC KINH TẾ

(40 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Đâu là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

  1. Các dòng hàng hóa – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.
  2. Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.
  3. Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

  1. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
  2. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.

Câu 3: Vai trò to lớn của tổ chức thương mại thế giới là.

  1. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
  2. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
  3. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
  4. Giải quyết xung đột giữa các nước.

Câu 4: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Xây dựng.
  4. Dịch vụ.

Câu 5: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là:

  1. Sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
  2. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
  3. Sự kết nối giữa các ngân háng lớn với nhau.
  4. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.

Câu 6: Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

  1. Ngân hàng châu Âu, Qũy tiền tệ quốc tế.
  2. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
  3. Ngân hàng châu Á, Qũy tiền tệ quốc tế.
  4. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.

Câu 7: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn dến:

  1. Sự phụ thuộc lẫn nhau giứa các nền kinh tế.
  2. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
  3. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
  4. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?

  1. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
  2. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
  3. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  4. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.

Câu 9: Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là.

  1. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
  2. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
  3. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau.
  4. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng.

Câu 10: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về.

  1. Thành phần chủng tộc.
  2. Mục tiêu và lợi ích phát triển.
  3. Lịch sử dựng nước, giữ nước.
  4. Trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 11: Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau

đây?

  1. Liên minh châu Âu.
  2. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  3. Thị trường chung Nam Mĩ.
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 12: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để.

  1. Thúc đẩy tăng trưởng, và phát triển kinh tế.
  2. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
  3. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại.
  4. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.

Câu 13: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là.

  1. Tự chủ về kinh tế.
  2. Nhu cầu đi lại giữa các nước.
  3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  4. Khai thác và sử dụng tài nguyên.

Câu 14: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là

  1. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
  2. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
  3. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới.
  4. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 15: Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?

  1. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  2. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  3. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
  4. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

Câu 16: Hệ quả của toàn cầu hóa là?

  1. Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  2. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường sự hợp tác quốc tế
  3. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo
  4. Tất cả các ý kiến trên

Câu 17: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả

  1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  2. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
  3. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
  4. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

Câu 18: Đâu là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?

  1. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  2. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  3. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
  4. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?

  1. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
  2. Công ty xuyên quốc gia ngừng hoạt động.
  3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  4. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

Câu 20: Mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế:

  1. Tăng cường hợp tác giữa các nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
  2. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  3. Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển.
  4. Các nước phát triển giảm tỉ lệ thất nghiệp và luồng nhập cư từ nước ngoài.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?

  1. Hiệp hội tổ chức do thương mại Bắc Mĩ.
  2. Tổ chức thương mại thế giới.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Liên minh châu Âu.

Câu 2: Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?

  1. Liên minh châu Âu.
  2. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 3: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm nào?

  1. 2015.
  2. 2016.
  3. 2017.
  4. 2018.

Câu 4: Tính đến năm 2022, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là?

  1. 149.
  2. 164.
  3. 115.
  4. 150.

Câu 5: Đâu là thách thức về mặt kinh tế của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?

  1. Các nước phát triển đã chuyển giao công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang.
  2. Các nước đang phát triển có thể khai thác công nghệ tiên tiến của nước khác.
  3. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình.
  4. Các nước đang phát triển buộc phải làm chủ các ngành mũi nhọn, như: điện tử…

Câu 6: Khu vực hóa kinh tế đặt ra các vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết đó là

  1. các nước phải hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
  2. tăng nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm.
  3. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
  4. sự tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.

Câu 7: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng TG (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:

  1. Thương mại TG phát triển mạnh.
  2. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  3. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh.
  4. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò lớn.

Câu 8: Lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong đầu tư nước ngoài là:

  1. Dịch vụ.
  2. Nông nghiệp.
  3. Công nghiệp.
  4. Tài chính, ngân hàng.

Câu 9: Vấn đề thách thức đối với các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa là?

  1. Dân số.
  2. Môi trường.
  3. Công nghệ.
  4. Nguồn vốn.

Câu 10: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Dịch vụ.
  4. Xây dựng.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam:

  1. Thu hút chất xám từ các nước phát triển.
  2. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài.
  3. Tham gia vào tất cả các tổ chức trên TG.
  4. Tiếp nhận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

Câu 2: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:

  1. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
  2. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
  3. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.
  4. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

Câu 3: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

  1. Sự sáp nhập cuả các ngân hàng lại với nhau
  2. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử
  3. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau
  4. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ

Câu 4: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

  1. Tự chủ về kinh tế
  2. Nhu cầu đi lại giữa các nước
  3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
  4. Khai thác và sử dụng tài nguyên

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không chính xác về các công ty xuyên quốc gia?

  1. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn.
  2. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước.
  3. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  4. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.

Câu 6: Đâu là sự khác biệt giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa?

Top of Form

  1. Là sự mở rộng, gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
  2. Giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả trên quy mô lớn.
  3. Loại bỏ các trở ngại về rào cản trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia.
  4. Làm gia tăng về cường độ và khối lượng của các quan hệ kinh tế quốc tế.

Câu 7: Tiêu cực trong quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là?

  1. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.
  2. Tự do hóa thương mại toàn cầu.
  3. Thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.
  4. Tự chủ về kinh tế, quyền lực.Bottom of Form

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 – 2004 là

  1. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
  2. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
  3. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện – điện tử.
  4. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp.

Câu 2: Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là

  1. Nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  2. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  3. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng
  4. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng

Câu 3: Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO:

  1. Nợ nước ngoài và nạn chảy máu chất xám ngày càng tăng.
  2. Nguồn lao động tăng nhanh gây khó khăn trong hợp tác lao động.
  3. Thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và TG.
  4. Nguồn lực trong nước phát huy kém hiệu quả do thiếu vốn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay