Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Độ cao trung bình của đồi núi ở Nhật Bản là:
A. 1500 m – 2000 m. B. 2000 m – 2500 m.
C. 2500 m – 3000 m. D. 3000 m – 3500 m.
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm dân cư Nhật Bản?
A. Số nam nhiều hơn số nữ.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
D. Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:
Số dân và cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2020
Năm | 1950 | 2000 | 2020 |
Số dân (triệu người) | 76,0 | 179,0 | 227,0 |
Cơ cấu dân số (%) - Dưới 15 tuổi - Từ 15 dến 64 tuổi - Từ 65 tuổi | 35,4 59,6 5,0 | 14,6 68,0 17,4 | 12,4 59,2 28,4 |
Từ năm 1950 đến năm 2020, dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng:
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm nhanh và mạnh.
B. Số dân tăng lên nhanh chóng.
C. Tỉ lệ người từ 15 – 64 không thay đổi.
D. Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm chậm.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Nhật Bản?
A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
B. Nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản không được chú trọng phát triển.
C. Đội tàu khai thác thủy hải sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).
D. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.
Câu 5: Tại sao Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao?
A. Có nguồn lao động dồi dào.
B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 6: Vật nuôi chính của Nhật Bản là:
A. Trâu, cừu, ngựa. B. Bò, dê, lợn.
C. Trâu, bò, lợn. D. Bò, lợn, gia cầm.
Câu 7: Hệ thống cảng biển lớn của Nhật Bản bao gồm:
A. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Cô-bê. B. Tô-ki-ô, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca. D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Cô-chi.
Câu 8: Dân tộc nào chiếm đa số (khoảng 90%) ở Trung Quốc?
A. Dân tộc Hán. B. Dân tộc Choang.
C. Dân tộc Tạng. D. Dân tộc Hồi.
Câu 9: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới hải dương. B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
C. Lao động phân bố đều trong cả nước.
D. Lao động có chất lượng ngày càng cao.
Câu 11: Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
A. Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.
B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
C. Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.
D. Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.
Câu 12: Đâu không phải là điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc?
A. Vịnh Hạ Long. B. Vạn Lý Trường Thành.
C. Tử Cấm Thành. D. Bến Thượng Hải.
Câu 13: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
A. Thay đổi cơ chế quản lý.
B. Thực hiện chính sách mở cửa.
C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.
Câu 14: Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?
A. Công nghiệp khai thác than. B. Công nghiệp chế tạo máy bay.
C. Công nghiệp đóng tàu. D. Công nghiệp hóa dầu.
Câu 15: Đâu không phải là vấn đề xã hội đang tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi?
A. Dịch bệnh HIV/AIDS. B. Tuổi thọ trung bình cao.
C. Tỉ lệ thất nghiệp cao. D. Khoảng cách giàu nghèo lớn.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Các vấn đề liên quan đến thời tiết, khiến cuộc sống của người nông dân trở nên khó khăn hơn. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, hạn hán có thể làm giảm 8% sản lượng ngô, lúa mì và gạo vào năm 2030. Mưa lũ cũng tác động tương tự lên một số cây trồng khác. Rau và trái cây rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Chúng cũng khó dự trữ. Đợt hạn hán năm ngoái ở miền Nam Trung Quốc, đã đẩy giá dưa chuột và rau xanh tăng đột biến.”
Nguồn:https://voh.com.vn/
a. Hạn hán và mưa lũ là những yếu tố thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng nông nghiệp ở Trung Quốc, đặc biệt ảnh hưởng đến ngô, lúa mì và gạo.
b. Các loại rau và trái cây dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt nhưng lại có thể dự trữ lâu dài, giúp giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất.
c. Đợt hạn hán ở miền Nam Trung Quốc vào năm trước đã khiến giá cả rau củ như dưa chuột và rau xanh tăng mạnh, gây khó khăn cho người tiêu dùng.
d. Hạn hán và mưa lũ chỉ ảnh hưởng đến ngô, lúa mì và gạo, không tác động đáng kể đến các loại cây trồng khác.
Câu 2: Cho bảng sau:
a. Giá trị xuất khẩu mới nhất đạt 430,470,188,138 USD, cao nhất từ trước đến nay.
b. Giá trị nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn 1960-2022 đạt 335,587,972,477 USD, vượt qua giá trị xuất khẩu cao nhất.
c. Giá trị nhập khẩu mới nhất (333,675,327,041 USD) vẫn thấp hơn giá trị xuất khẩu trong cùng kỳ.
d. Trong giai đoạn 1960-2022, giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................