Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều ôn tập chủ đề 1: Châu Âu (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Châu Âu (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU (PHẦN 1)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi châu Âu?
A. Lượng nước dồi dào.
B. Chế độ nước phong phú.
C. Được cung cấp nước từ nhiều nguồn.
D. Sông ngòi tập trung ở phía Bắc.
Câu 2: Năm 2019, có bao nhiêu triệu người di cư quốc tế đến châu Âu?
A. 82 triệu người.
B. 83 triệu người.
C. 84 triệu người.
D. 85 triệu người.
Câu 3: Cụm đô thị xuyên biên giới của châu Âu nằm ở đâu?
A. Từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
B. Từ Pa-ri (Pháp) đến Ma-đrit (Tây Ban Nha).
C. Từ Pa-ri (Pháp) đến Luân Đôn (Anh).
D. Từ Mat-xcơ-va (Liên Ban Nga) đến Ki-ép (U-crai-na).
Câu 4: Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, biện pháp nào sau đây không được sử dụng ở châu Âu?
A. Thu hút người lao động từ bên ngoài.
B. Khuyến khích sinh đẻ.
C. Kéo dài độ tuổi lao động.
D. Thực hiện chính sách một con.
Câu 5: Thiên tai nào thường xảy ra ở một số quốc gia ở Tây và Trung Âu?
A. Mưa lũ.
B. Cháy rừng.
C. Nắng nóng.
D. Sạt lở đất.
Câu 6: Châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Câu 7: Bán đảo nào trong các bán đảo dưới đây nằm ở Bắc Âu?
A. l-bê-rích.
B. I-ta-li-a.
C. Xcan-đi-na-vi.
D. Ban-căng.
Câu 8: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.
Câu 9: Sông dài nhất châu Âu là:
A. Von-ga.
B. Đa-nuýp.
C. Rai-nơ.
D. En-bơ (Elbe).
Câu 10: Mật độ sông ngòi của châu Âu:
A. Dày đặc.
B. Rất dày đặc.
C. Nghèo nàn.
D. Thưa thớt.
Câu 11: Già hoá dân số đang làm cho châu Âu:
A. thiếu hụt lực lượng lao động.
B. khó khăn trong việc giải quyết việc làm.
C. dư thừa nhiều lực lượng lao động.
D. khó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 12: Từ giữa thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số người di cư quốc tế
A. lớn thứ hai thế giới.
B. lớn nhất thế giới.
C. lớn thứ tư thế giới.
D. lớn thứ ba thế giới.
Câu 13: Nước có mật độ dân số cao nhất châu Âu:
A. Va-ti-căng.
B. Ai-xơ-len.
C. Đan mạch.
D. Mô-na-cô.
Câu 14: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là
A. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
B. đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
C. tầng cường tái chế và tái sử dụng chất thải.
D. xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra mới trường.
Câu 15: Trụ sở Liên minh châu Âu ở:
A. Brúc-xen (Bỉ).
B. Pa-ri (Pháp).
C. Am-xtéc-đam (Hà Lan).
D. Bác-lin (Đức).
Câu 16: Khu vực nào là đối tác kinh tế lớn của Liên minh châu Âu?
A. Bắc Mỹ
B. Châu Á - Thái Bình Dương
C. Châu Đại Dương
D. Trung và Nam Mỹ
Câu 17: Các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là:
A. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Câu 18: Đô thị hóa ở châu Âu không có đặc điểm:
A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
B. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.
C. Đô thị hóa nông thôn phát triển.
D. Dân thành thị ngày càng tăng.
Câu 19: Các quốc gia châu Âu rất chú trọng bảo vệ vấn đề nào sau đây?
A. Dân số.
B. Kinh tế.
C. Sự ô nhiễm môi trường.
D. Sự đa dạng sinh học.
Câu 20: Tự do lưu thông hàng hóa là
A. bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
B. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
C. tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.
D. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 21: Vùng Đông Âu sâu trong nội địa phổ biến là rừng
A. Lá rộng.
B. Lá kim.
C. Lá cứng.
D. Hỗn giao.
Câu 22: Châu Âu có cơ cấu dân số già là do:
A. số người nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.
B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. tuổi thọ của dân cư ngày càng tăng.
D. cả hai ý B và C.
Câu 23: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030. Chọn đáp án đúng nhất:
Tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản lượng điện của châu Âu,
giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 (đơn vị %)
A. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 giảm.
B. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 tăng.
C. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 là không đều. Tất cả nguồn năng lượng đều có xu hướng tăng (trừ năng lượng thuỷ điện).
D. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 là không đều. Tất cả nguồn năng lượng đều có xu hướng giảm (trừ năng lượng thuỷ điện).
Câu 24: Những nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là:
A. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Áo
B. Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Anh
C. Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Na Uy
D. Pháp, Áo, Anh, Hà Lan, Phần Lan
Câu 25: Liên minh châu Âu có vai trò rất quan trọng và chiếm hơn 50% trong cơ cấu:
A. trong tổng GDP của thế giới.
B. trong viện trợ phát triển thế giới.
C. trong dân số thế giới.
D. trong xuất khẩu của thế giới.