Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều ôn tập chủ đề 1: Châu Âu (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Châu Âu (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU (PHẦN 2)

Câu 1: Tại sao hệ thống kênh đào ở Châu Âu lại phát triển?

A. Do có nhiều sông, lượng nước dồi dào và được kết nối với nhau thành các kênh đào.

B. Châu Âu, có diện tích lãnh thổ lớn nhất trên thế giới.

C. Địa hình đa dạng, phân hóa thành nhiều khu vực địa hình.

D. Tiếp giáp nhiều biển và đại dương.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc càng vào sâu trong nội địa rừng hỗn hợp phát triển mạnh ở phía tây châu Âu?

A. Mặt đất bị tuyết gần như bao phủ quanh năm.

B. Khí hậu lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ thấp.

C. Lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ ẩm ướt.

D. Khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít.

Câu 3: Năm 2020, cơ cấu dân số theo giới tính nữ ở châu Âu là:

A. 51,7%.            

B. 52,7%.           

C. 53,7%.           

D.54,7%.

 

Câu 4: Cơ cấu dân số già để lại hậu quả như thế nào?

A. Ô nhiễm môi trường.                             

B. Tệ nạn xã hội.

C. Thiếu hụt lao động.                                 

D. Phúc lợi xã hội tăng.

Câu 5: Thiên tai nào thường xảy ra ở một số quốc gia ở Nam Âu?

A. Mưa lũ.          

B. Cháy rừng.                

C. Nắng nóng.              

D. Sạt lở đất.

Câu 6: So với các châu lục khác trên thể giới, châu Âu có điện tích:

A. lớn nhất.

B. nhỏ nhất.

C. lớn thứ tư.

D. lớn thứ năm.

 

Câu 7: Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?

A. Dãy Hi-ma-lay-a.

B. Dãy núi U-ran.

C. Dãy At-lat.

D. Dãy Al-det.

 

Câu 8: Hình dạng lãnh thổ châu Âu trông tựa như:

A. một hình khối lớn.

B. một chiếc ủng.

C. một con hổ.

D. một bán đảo lớn.

 

Câu 9: Ở châu Âu, đồng bằng kéo dài từ tây sang đông:

A. Chiếm 1/3 diện tích châu lục.

B. Chiếm 1/2 diện tích châu lục.

C. Chiếm 3/4 diện tích châu lục.

D. Chiếm 2/3 diện tích châu lục.

 

Câu 10: Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:

A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

 

Câu 11: Dân cư châu Âu có

A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp.

B. tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao.

C. tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao.

D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp.

 

Câu 12: Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trong tổng số dân là

A dưới 73%.

B. trên 93 %.

C. dưới 63 %.

D. trên 83 %.

 

Câu 13: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào?

A. Nê-grô-ít.

B. Môn-gô-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít.

D. Ôt-xtra-lô-ít.

 

Câu 14: Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu:

A. Đa dạng sinh học rừng và biển.

B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn.

C. Đa dạng sinh học sinh vật.

D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển.

 

Câu 15: Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng:

A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.

B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.

C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.

D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.

 

Câu 16: Liên Minh Châu Âu khi thành lập mục đích đầu tiên là liên minh:

A. Kinh tế               

B. Quân sự            

C. Văn hóa            

D. Thể thao.

 

Câu 17: Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?

A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng.

B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió.

D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực.

 

Câu 18: Giải thích tại sao dân cư châu Âu tập trung đông ở phía Trung, Tây và Nam Âu?

A. Ít tài nguyên khoáng sản nhưng giao thông thuận lợi

B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục

C. Là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ

D. Khí hậu thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng.

 

Câu 19: Trong các câu sau, câu nào sai?

A. Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO, vào khí quyển,

vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

B. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.

C. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.

 

Câu 20: Đặc điểm không nằm trong tự do di chuyển là:

A. Tự do đi lại

B. Tự do cư trú

C. Tự do lựa chọn nơi làm việc

D. Tự do du lịch.

 

Câu 21: Dãy núi nào có độ cao và đồ sộ nhất ở Châu Âu?

A. Dãy An-pơ.

B. Dãy Các-pát.

C. Dãy Ban-căng.

D. Dãy A-pen-nin.

 

Câu 22: Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do:

A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

B. Thành phần dân nhập cư.

C. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn.

D. Chính sách dân số.

 

Câu 23: Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước nào ở châu Âu?

A. Nước Anh.

B. Nước Pháp.

C. Nước Đức.

D. Nước Hà Lan.

 

Câu 24: Liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn của thế giới không ngừng mở rộng và phát triển nhờ:

A. Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hoá cao

B. Tay nghề thành thạo

C. Nền khoa học tiên tiến

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 25: Quốc gia nào có mật độ xe đạp ghi nhận tham gia giao thông nhiều nhất ở châu Âu?

A. Anh.

B. Đức.

C. Đan Mạch.

D. Tây Ban Nha.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay