Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều ôn tập chủ đề 2: Châu Á (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Châu Á (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. CHÂU Á (PHẦN 2)

Câu 1: Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á?

A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á

B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á

C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía Nam

D. Gây ra hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á

Câu 2: Tại sao phần Tây đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc) quanh năm khô hạn?

A. Do địa hình cao.                          

B. Nằm sâu trong nội địa.

C. Điều kiện khí hậu khô.                 

D. Gần dòng biển lạnh.

Câu 3: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu gió mùa nhiệt đới                     

B. Khí hậu gió mùa cận nhiệt

C. Khí hậu ôn đới gió mùa                         

D. Khí hậu cận cực gió mùa

 

Câu 4: Việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á vì:

A. Vì mục đích kinh tế, đặc biệt khai thác gỗ và chế biến gỗ.

B. Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.

C. Trồng rừng để chống xói mòn và sạt lở đất ở khu vực miền núi và ven biển.

D. Đảm bảo sự đa dạng về tự nhiên, số lượng loài động và thực vật.

Câu 5: Dân cư châu Á thường tập trung thưa thớt ở đâu?

A. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á

B. Khu vực Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.

C. Phía đông của Đông Á, Khu vực Trung Á và Nam Á.

D. Khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Bắc Á.

Câu 6: Phần đất liền của châu Á nằm:

A. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

B. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

D. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

 

Câu 7: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là:

A. núi và sơn nguyên cao.

B. vùng đồi núi thấp.

C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

D. đồng bằng nhỏ hẹp.

 

Câu 8: Châu Á tiếp giáp với

A. ba đại dương và ba châu lục.

B. ba đại dương và hai châu lục.

C. hai đại dương và ba châu lục.

D. bốn đại dương và ba châu lục.

 

Câu 9: Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là:

A. Bắc Á, Nam Á, Tây Ả.

B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Ả, Trung Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.

 

Câu 10: Vùng sâu trong lục địa châu Á có khí hậu như thế nào?

A. Mát mẻ

B. Khô hạn

C. Ôn hòa

D. Thất thường, không đoán trước được

 

Câu 11: Các chủng tộc nào chủ yếu ở châu Á?

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it

B. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it

D. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

 

Câu 12: Dân cư châu Á thường tập trung đông ở đâu?

A. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á.

B. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á.

C. Phía đông của Đông Á, Khu vực Trung Á và Nam Á.

D. Khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Bắc Á.

 

Câu 13: Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á là:

A. 49.

B. 50.

C. 51.

D. 52.

Câu 14: Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?

A. Ba.

B. Bốn.

C. Năm.

D. Sáu.

 

Câu 15: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là:

A. Khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng.

B. Rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

C. Khoáng sản, rừng, nguồn nước.

D. Khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

 

Câu 16: Đâu là đặc điểm của đới lạnh châu Á?

A. Diện tích rộng lớn, có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây

B. Khí hậu lạnh, thực vật nghèo nàn chủ yếu là thực vật rêu và địa y

C. Khí hậu nhiệt đới, xích đạo, rừng mưa nhiệt đới

D. Tất cả đều đúng

 

Câu 17: Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á giảm đáng kể là do đâu?

A. Chuyển cư.

B. Phân bố lại dân cư.

C. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

D. Thu hút nhập cư.

 

Câu 18: Quốc gia có  dân số đông thứ hai ở châu Á (năm 2020) là:

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. In-do-nê-xi-a.

D. Nhật Bản.

 

Câu 19: Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn nào trên thế giới?

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

B. Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.

C. Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo và Công giáo.

D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Tin lành.

 

Câu 20: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, hướng địa hình chủ yếu là hướng

A. bắc - nam.

B. bắc – nam và đông – tây.

C. bắc – nam và tây bắc – đông nam.

D, bắc – nam và đông bắc – tây nam.

 

Câu 21: Tài nguyên khoáng sản phong phú mang đến những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế châu Á?

A. Cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản

B. Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...

C. Tốn kém khai thác, ảnh hưởng xấu môi trường

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 22: Năm 2019, châu Á chiếm bao nhiêu % dân số của thế giới?

A. 59,7%.

B. 62,3 %.

C. 50,8 %.

D. 70,0%.

 

Câu 23: Sông A-mu Đa-ri-a thuộc khu vực nào ở châu Á?

A. Nam Á

B. Trung Á

C. Bắc Á

D. Đông Nam Á

 

Câu 24: Đông Ti-mo thuộc khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á

B. Nam Á

C. Đông Á

D. Tây Á

 

Câu 25: Việt Nam chủ yếu theo tôn giáo nào?

A. Ấn Độ giáo.

B. Phật giáo.

C. Ki-tô giáo.

D. Hồi giáo.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay