Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều ôn tập chủ đề 3: Châu Phi(P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 3: Châu Phi (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. CHÂU PHI (PHẦN 1)

Câu 1: Nền văn minh phát triển sớm nhất Châu Phi là gì?

A. Sông Nin.                 

B. Nam Phi.        

C. Công gô.         

D. Du mục.

Câu 2: Ai là người xây dựng lên nền văn minh sông Nin?

A. Người Nam Phi.                                    

B. Người Ai Cập.

C. Người Công - gô.                         

D. Người Ăng - gô - la.

Câu 3: Quần thể di sản lịch sử nào lớn nhất châu Phi?

A. Giấy Pa-pi-rút.                                      

B. Chữ viết tượng hình.

C. Phép tính diện tích các hình.                  

D. Kim tự tháp (Ai Cập)

 

Câu 4: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?

A. Các cuộc thăm dò địa lí.                                  

B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.

C. Công nghiệp khai khoáng.                     

D. Chính sách phát triển kinh tế.

Câu 5: Châu Phi có nguồn trữ năng thủy điện lớn do đâu?

A. Diện tích lãnh thổ rộng.                         

B. Nhiều sông lớn.

C. Sông có nhiều thác ghềnh.                      

D. Nhiều hồ tự nhiên.

Câu 6: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do nguyên nhân nào?

A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng,…).

B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.

C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-míp,…).

D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.

 

Câu 7: Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu nào?

A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.

B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.

C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.

D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.

 

Câu 8: Châu Phi tiếp giáp với các đại dương nào?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

 

Câu 9: Đặc điểm di cư của châu Phi biến động như thế nào?

A. Số người xuất cư nhiều hơn nhập cư.

B. Số người nhập cư nhiều hơn xuất cư.

C. Chủ yếu là người nhập cư.

D. Chủ yếu là người xuất cư.

 

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi?

A. Gia tăng nhanh

B. Nhiều bệnh dịch

C. Thu nhập cao

D. Xung đột thường xuyên

 

Câu 11: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ở châu Phi là do:

A. Biến đổi khí hậu và khai thác thiên nhiên không hợp lí.

B. Lũ lụt và xói mòn nghiêm trọng.

C. Các hoạt động chăn nuôi du mục.

D. Thời tiết khô và lạnh.

 

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác/ sử dụng/ bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt?

A. Trồng các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu (nho, cam, chanh, ô liu,…) và một số cây lương thực (lúa mì, ngô).

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

C. Là trung tâm lớn về khai thác dầu; đồng thời phát triển công nghiệp khai thác vàng, kim cương.

D. Phát triển du lịch.

 

Câu 13: Địa hình bề mặt châu Phi có đặc điểm là?

A. Cắt xẻ mạnh.

B. Có nhiều núi cao, sông sâu.

C. Chủ yếu là núi cao.

D. Địa hình bề mặt khá bằng phẳng.

Câu 14: Châu Phi ngăn cách với Châu Á bởi Biển Đỏ và:

A. Địa Trung Hải.

B. Biển Đen

C. Kênh đào Panama.

D. Kênh đào Xuy-ê.

 

Câu 15: Động vật đặc trưng ở xa van nhiệt đới châu Phi là:

A. ngựa vằn, báo gấm, trăn.

B. khỉ, hươu cao cổ, báo gấm.

C. sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ.

D. trăn, linh cẩu, hươu cao cổ.

 

Câu 16: Châu Phi có diện tích thứ 3 trên thế giới, đứng sau:

A. châu Á, châu Mỹ.

B. châu Á, châu Đại Dương.

C. châu Á, châu Âu.

D. châu Á, châu Nam Cực.

 

Câu 17: Nguyên nhân dẫn tới các cuộc xung đột quân sự tại châu Phi?

A. Vấn đề thiếu lương thực.

B. Mâu thuẫn bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên.

C. Cạn kiệt khoáng sản.

D. Ô nhiễm môi trường.

 

Câu 18: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là gì?

A. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

B. Bùng nổ dân số và hạn hán.

C. Đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.

D. Xung đột sắc tộc.

 

Câu 19: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường xích đạo là gì?

A. Côn trùng, sâu bệnh phá hoại mùa màng.

B. Ít mưa gây hạn hán.

C. Tầng mùn dễ bị nước mưa rửa trôi, đặc biệt ở các sườn dốc của đồi, núi.

D. Tầng mùn đang suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu.

 

Câu 20: Hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên sau đây thuộc môi trường nào?

 

A. Bãi biển Cape Town, Nam Phi

B. Bãi biển Hawaii, Hoa Kỳ

C. Du lịch biển ở Mũi Hảo Vọng, Nam Phi

D. Khai thác hải sản ở bờ biển Ai Cập

 

Câu 21: Dân số đông, tăng nhanh cùng với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao đã tạo ra nhiều áp lực đối với vấn đề gì ở châu Phi?

A. Xung đột quân sự.

B. Giải quyết việc làm, đói nghèo.

C. Cạn kiệt tài nguyên.

D. Ô nhiễm môi trường.

 

Câu 22: Kiến trúc nào sau đây được coi là kì quan thế giới còn tồn tại đến ngày nay ở châu Phi?

A. Vườn treo.

B. Tháp nghiêng.

C. Kim tự tháp Gi-gia.

D. Đấu trường La Mã.

 

Câu 23: Giấy Pa-pi-rut, phép tính là phát minh của:

A. Người châu Phi.

B. Người châu Á.

C. Người Ấn Độ.

D. Người châu Mỹ.

 

Câu 24: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt là gì?

A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng cây chống tình trạng hoang mạc hoá,…

B. Chuyển qua lối sống chung với tình trạng mưa nhiều

C. Nghiên cứu, hoàn thiện các giống cây mới, đáp ứng được điều kiện môi trường.

D. Cả A và C.

 

Câu 25: Câu nào không nói đúng về việc khai thác gỗ ở Bờ Biển Ngà?

A. Những khu rừng mưa nhiệt đới trong vùng nội địa ẩm ướt của Bờ Biển Ngà đang bị phá hoại nghiêm trọng.

B. Người ta trồng thêm rừng để khiến cây ca cao, mặt hàng kinh tế chủ đạo của nước này, phát triển mạnh mẽ.

C. Hạt ca cao được chuyển tới các nhà máy dọc bờ biển để chế biển thành bơ ca cao – một nguyên liệu quan trọng để làm sô-cô-la và một số loại mĩ phẩm.

D. Hàng xuất khẩu được gửi qua cảng A-bit-gian, nơi trước đây từng là thủ đô của Bờ Biển Ngà, hiện tại là một hải cũng lớn ở Tây Phi.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay