Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 chân trời ôn tập chương 5: Châu Đại Dương (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 5: Châu Đại Dương (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG (PHẦN 1)
Câu 1: Lãnh thổ châu Đại Dương gồm mấy bộ phận?
A. Hai bộ phận.
B. Ba bộ phận.
C. Bốn bộ phận.
D. Năm bộ phận.
Câu 2: Tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống?
A. Địa hình thấp, trũng.
B. Khí hậu khô hạn.
C. Khoáng sản nghèo nàn.
D. Nhiều núi lửa đang hoạt động.
Câu 3: Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?
A. Lãnh thổ hình khối rõ rệt.
B. Lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam.
C. Lãnh thổ gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
D. Lãnh thổ đối xứng qua xích đạo.
Câu 4: Lễ hội nào sau đây không thuộc Ô-xtrây-li-a?
A. Lễ hội truyền thống Ô Va-lây
B. Lễ hội thổ dân Lô-ra
C. Lễ hội ánh sáng
D. Lễ hội sông Ấn-Hằng
Câu 5: Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a có đặc điểm như thế nào?
A. Là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
B. Là các cao nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ.
C. Là các sườn dốc, xen lẫn đồng bằng cát và đụn cát.
D. Là các hoang mạc cát xen lẫn cao nguyên và hẻm vực.
Câu 6: Trên lục địa Ô-xtrây-li-a, khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thời tiết mát mẻ là:
A. Dải bờ biển hẹp ở phía bắc lục địa.
B. Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
C. Vùng đất nằm từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa.
D. Dải đất hẹp ở phía nam lục địa.
Câu 7: Địa danh nào sau đây không thuộc vùng sơn nguyên Tây Australia?
A. Cao nguyên Bác-li
B. Hoang mạc Vích-to-ri-a
C. Hoang mạc Ta-na-mi
Câu 8: Nước nào có diện tích lớn nhất châu Đại Dương?
A. Australia
B. New Zealand
C. Papua New Guinea
Câu 9: Số dân Australia tăng chủ yếu là do:
A. Sinh đẻ nhiều
B. Nhập cư
C. Nhiều người sống thọ
Câu 10: Nửa sau thế kỉ XX, dân nhập cư ở châu Đại Dương chủ yếu là người:
A. Châu Âu
B. Châu Á
C. Châu Mỹ
Câu 11: Vật nuôi nào được chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a?
A. Bò.
B. Trâu.
C. Dê.
Câu 12: Ô-xtrây-li-a dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác khoáng sản gì trong những khoáng sản dưới đây?
A. Đồng.
B. Dầu mỏ.
C. Than đá.
Câu 13: Khu vực ở giữa lục địa Australia có đặc điểm tự nhiên là:
A. Rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.
B. Có các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp
C. Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm.
Câu 14: Đâu không phải là một thành phố lớn ở châu Đại Dương?
A. Sydney
B. Melbourne
C. Canberra
Câu 15: Australia trước kia bị ai xâm chiếm?
A. Thực dân Anh
B. Thực dân Pháp
C. Phát xít Đức
Câu 16: Gia súc ở Australia được chăn nuôi theo hình thức:
A. Chăn thả
B. Trong các trang trại hiện đại, sử dụng công nghệ cao
C. Nuôi trồng, cấy ghép, sinh sản vô tính
Câu 17: Thủ đô của Australia là:
A. Sydney
B. Canberra
C. Perth
Câu 18: Nguyên nhân làm đất trồng ở Ô-xtrây-li-a dễ bị suy thoái?
A. Do khô hạn.
B. Do trồng nhiều vụ.
C. Do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.
D. Do sử dụng nhiều phân bón vô cơ.
Câu 19: Nguyên nhân làm suy giảm đáng kể số lượng các loài động, thực vật hoang dã, nhất là các loài đặc hữu ở Ô-xtrây-li-a?
A. Cháy rừng.
B. Thiếu nước.
C. Khô hạn.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về văn hoá Australia?
A. Australia không có nền văn hoá lâu đời mà mang văn hoá khắp mọi nơi trên thế giới về, tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo.
B. Australia có nền văn hoá độc đáo kết hợp văn hoá của người bản địa và văn hoá của người nhập cư.
C. Nền văn hoá bản địa vẫn được bảo tồn bản sắc với các lễ hội lớn hàng năm như: lễ hội truyền thống Ord Valley, lễ hội thổ dân Laura
D. Nền văn hoá bản địa hoà nhập cùng với các lễ hội, sự kiện hiện đại mang tầm thế giới như lễ hội ánh sáng, tuần lễ thời trang quốc tế,..
Câu 21: Đâu không phải sự kết hợp hài hòa trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của Ô-xtrây-li-a?
A. Vấn đề bảo vệ môi trường.
B. Trách nhiệm với xã hội.
C. Hiệu quả thương mại.
D. Công nghiệp khai khoáng chậm phát triển.
Câu 22: Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a, từ tây sang đông lần lượt là:
A. Vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng – vùng núi.
B. Vùng núi – vùng sơn nguyên – vùng đồng bằng.
C. Vùng đồng bằng – vùng núi – vùng sơn nguyên.
D. Vùng sơn nguyên – vùng núi – vùng đồng bằng.
Câu 23: Cho đoạn thông tin sau:
“(1) Sự tác động về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị giữa các khu vực khiến sự phân bố thực vật ở Ô-xtrây-li-a vô cùng đa dạng. (2) Ở trung tâm lục địa là vùng rừng cây bụi được gọi là “rừng Ô-xtrây-li-a, ở đây các cây hoè gai mọc thành bụi. Từ hồ A-rơ đến bờ biển phía tây là các hoang mạc. (3) Phía tây nam có rừng bạch đàn; bạch đàn cùng keo hoa vàng tạo thành cảnh quan độc đáo nổi tiếng, không thấy ở bất kì đâu khác trên thế giới. Hoa của cây keo hoa vàng được gọi là quốc hoa của Ô-xtrây-li-a. (4) Miền đông bắc và miền bắc có rừng nhiệt đới rậm rạp, cây cối bốn mùa xanh tốt.”
Câu nào trong đoạn trên là đúng?
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4)
Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về dân cư của Australia?
A. Ô-xtrây-li-a là nơi có ít dân sinh sống (số dân năm 2020 là 25,5 triệu người) và mật độ dân số cũng rất thấp (chỉ khoảng 3 người/km2).
B. Dân cư phân bố rất không đều. Đại bộ phận dân cư tập trung ở các vùng duyên hải phía đông, đông nam và tây nam. Trái lại, nhiều khu vực rộng lớn ở sơn nguyên phía tây Ô-xtrây-li-a và vùng đồng bằng Trung tâm hầu như không có người ở.
C. Mức độ đô thị hoá của Ô-xtrây-li-a rất cao.
D. Ô-xtrây-li-a là đất nước của những người di cư. Nơi đây cho rất nhiều người đi xuất khẩu lao động (đặc biệt là lao động chất lượng thấp) ở các nước phát triển.
Câu 25: Ô-xtrây-li-a thực hiện những biện pháp như phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia… nhằm bảo vệ yếu tố tự nhiên nào?
A. Động vật, thực vật.
B. Tài nguyên rừng.
C. Đa dạng sinh học.