Phiếu trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với khu vực Bắc Á?
A. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa
B. Có hồ Bai-can – hồ nước ngọt lớn nhất thế giới
C. Có nhiều núi lửa hoạt động
D. Có cảnh quan chủ yếu là rừng xích đạo
Câu 2: Môi trường xích đạo ở châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thảm thực vật nghèo nàn, sông ngòi ít
B. Đất đai cằn cỗi, khí hậu khô hạn
C. Rừng thường xanh phát triển, mạng lưới sông dày đặc
D. Thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ
Câu 3: Tốc độ gia tăng dân số nhanh ở Châu Phi đã tạo ra những thách thức gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
A. Áp lực giải quyết việc làm và đói nghèo
B. Thiếu hụt nguồn lao động
C. Giảm nhu cầu về giáo dục và y tế
D. Tăng nguồn thu nhập quốc gia
Câu 4: Môi trường cận nhiệt ở châu Phi thuận lợi cho hoạt động nào sau đây?
A. Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên
B. Trồng cây lương thực quy mô lớn
C. Chăn nuôi gia súc nhỏ
D. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Câu 5: Một trong những nguyên nhân chính khiến châu Phi gặp khó khăn trong việc bảo tồn di sản lịch sử là gì?
A. Chính sách bảo tồn yếu kém, thiếu nguồn kinh phí và xung đột quân sự
B. Các di sản không có giá trị văn hóa nên ít được quan tâm
C. Người dân không có ý thức bảo tồn di sản
D. Chính phủ các nước châu Phi không có quyền quản lý di sản
Câu 6: Năm 2017 có bao nhiêu quốc gia ở Châu Phi đã kí kết tham gia dự án mang tên “Bức tường xanh vĩ đại” nhằm tái phát triển rừng?
A. 11.
B. 12.
C. 13.
D. 17.
Câu 7: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là gì?
A. Nền kinh tế hàng hóa.
B. Nền kinh tế thị trường.
C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
D. Nền kinh tế phụ thuộc.
Câu 8: Khu vực nào của châu Á có hệ thống núi Hi-ma-lay-a – nơi có đỉnh núi cao nhất thế giới?
A. Đông Á
B. Nam Á
C. Trung Á
D. Tây Á
Câu 9: Châu Phi tiếp giáp với các đại dương nào?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 10: Châu Phi có diện tích khoảng:
A. Hơn 20 triệu km²
B. Hơn 30 triệu km²
C. Hơn 40 triệu km²
D. Hơn 50 triệu km²
Câu 11: Vùng ven sa mạc ở châu Phi triển khai các dự án gì để ngăn chặn sa mạc hóa?
A. Trồng rừng
B. Xây dựng đập thủy điện
C. Khai thác mỏ
D. Phát triển du lịch
Câu 12: Hướng gió chính ở phần đất liền Đông Nam Á là
A. Mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió đông nam.
B. Mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió đông nam.
C. Mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió tây nam.
D. Mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió tây nam.
Câu 13: Khu vực Trung Á có đặc điểm khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt đới gió mùa
B. Ôn đới lục địa
C. Xích đạo
D. Cận nhiệt địa trung hải
Câu 14: Di sản nào sau đây không thuộc Châu Phi?
A. Kim tự tháp Ai Cập
B. Thành phố cổ Tim-bút-tu
C. Vạn Lý Trường Thành
D. Đát-sua
Câu 15: Khi khai thác thiên nhiên chủ yếu ở môi trường xích đạo các quốc gia châu Phi phải đối mặt với những khó khăn nào?
A. Diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng.
B. Diện tích rừng suy giảm, đất đai xói mòn.
C. Du lịch phát triển nhanh.
D. Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
a) Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm.
b) Nhiệt độ và độ ẩm cao không tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây.
c) Châu Phi mới hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ.
d) Việc hình thành vùng chuyên canh nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việ khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
a) Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày.
b) Lớp thực vật bị tàn phá nhiều.
c) Mùn khó bị nước rửa trôi.
d) Việc bảo vệ rừng và trồng rừng chưa thật sự cần thiết.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................