Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 (bản 2) chân trời Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm của bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm của bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2
BÀI 2: THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA TRÁCH NHIỆM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, trách nhiệm là gì?
- Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
- Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm
- Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
- Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?
- Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
- Làm cho con người trưởng thành hơn.
- Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 3: Tại sao phải sống có trách nhiệm?
- Làm cho bản thân sống có ích hơn.
- Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
- Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
- Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 4: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:
- Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
- Biết quản lí chi tiêu.
- Biết quản lí cảm xúc.
- Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.
Câu 5: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với bản thân?
- Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Tự chăm sóc sức khỏe và hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
- Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người xung quanh, tham gia hoạt động tập thể.
- Thực hiện đúng cam kết đã được đề ra khi tham gia các hoạt động.
Câu 6: Theo em, tranh biện là gì
- Là một hình thức thuyết trình những hiểu biết, ý kiến cá nhân của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
- Là một hình thức diễn thuyết công khai giữa hai người hoặc nhiều người cùng bàn luận, đưa ra lý lẽ của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống
- Là cuộc hội thoại giữa hai nhau nhiều người bàn về một chủ đề trong cuộc sống tuy nhiên không đi tới kết luận chung của các ý kiến trái chiều
- Là một quá trình thuyết phục một người tin theo ý kiến cá nhân của bản thân nhưng không có sự logic trong tư duy
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Tranh biện giống như việc thuyết trình trước đám đông liên quan đến ý kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
- Tranh biện có điểm giống với thuyết trình vì người nói đều phải trình bày những lập luận, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó.
- Tranh biện không hoàn toàn giống với thuyết trình khi người nói phải thuyết phục đối phương bằng những lí lẽ thích đáng.
- Tranh biện là sự phát triển cao hơn của thuyết trình khi mà người nói phải đưa ra các bằng chứng thuyết phục, không đơn thuần chỉ là diễn giải quan điểm.
Câu 8: Theo em, thương thuyết là gì?
- Là tổng hợp của các kĩ năng lập luận, phân tích, so sánh, đọc vị để đưa ra kết luận có lợi cho bản thân.
- Là sự kết hợp giữa các kĩ năng trong đàm phán nhằm đảm bảo quyền lợi lớn nhất của các nhân.
- Là bước cuối cùng của quá trình tranh biện nhằm đưa ra sự hòa hợp giữa hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối.
- Là tổng hòa của các kì năng như tranh biện, đàm phán, lập luận và đưa ra kết quả làm hài lòng các bên.
Câu 9: Tầm quan trọng của kỹ năng tranh biện?
- Tăng cường tư duy logic và phản biện.
- Nâng cao vị thế của bản thân với người khác.
- Củng cố được tiếng nói của bản thân.
- Thể hiện sự hiểu biết của bản thân.
Câu 10: Cần có những phẩm chất nào để thương thuyết thành công?
- Bộc trực, thẳng thắn, cương nghị.
- Tự tin, thiện chí, mềm dẻo, linh hoạt.
- Mềm dẻo, lắng nghe, cương quyết.
- Thẳng thắn, cương trực, tự tin
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu không phải là cách thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- Giấu kín cảm xúc chưa tích cực.
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ lạc quan.
- Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về việc thực hiện lời nói, việc làm để người thân hài lòng?
- Dành thời gian trò chuyện với người thân.
- An ủi, động viên khi người thân gặp chuyện không vui.
- Dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi cho những hoạt động mang tính cá nhân.
- Chia sẻ, giúp đỡ người thân công việc nhà.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về sắp xếp và hoàn thành các công việc gia đình?
- Chỉ hoàn thành đúng công việc được giao, né tránh giúp đỡ người thân.
- Xác định công việc gia đình và những việc ưu tiên cần thực hiện.
- Lập thời gian biểu phù hợp và đặt ở nơi dễ nhìn.
- Thường xuyên điều tra và điều chỉnh thời gian biểu phù hợp.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với các hoạt động chung?
- Tuân thủ đúng pháp luật.
- Không muốn tham gia các hoạt động, ngại nhận công việc của tập thể.
- Không làm việc gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Tích cực tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng tránh các tệ nạn xã hội.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải cách thực hiện cam kết?
- Viết cam kết và đặt ở chỗ dễ nhìn thấy.
- Sẵn sàng thay đổi khi không thể thực hiện cam kết
- Lựa chọn phương pháp thực hiện phù hợp.
- Kiểm tra, điều chỉnh từng bước thực hiện cam kết.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Khi mắc lỗi, người sống có trách nhiệm thường?
- Thừa nhận sai trái và rút ra bài học kinh nghiệm
- Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
- Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
- Tìm cách đổ lỗi cho người khác.
Câu 2: Ý nào sau đây được xem là một trong những cách thương thuyết?
- Nêu những điều có lợi cho bản thân và bất lợi cho đối phương.
- Nhấn mạnh lại ý kiến của mình khi hai bên đã đạt được sự đồng thuận.
- Lắng nghe đối phương và đưa ra một thỏa hiệp có lợi cho bản thân.
- Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn chưa thể thoả thuận được, cần chờ thời gian hợp lí khác để giải quyết vấn đề.
Câu 3: Để thực hiện lối sống có trách nhiệm cần làm gì?
- Đưa ra nhiều cách khác nhau để thực hiện cam kết.
- Lập kế hoạch thực hiện cam kết.
- Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích.
- Lắng nghe các ý kiến khác để thay đổi kế hoạch.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhà cung ứng vật liệu A muốn kí kết hợp đồng với đại lý B. Tuy nhiên đại lý B yêu cầu số lượng lớn hàng hóa và phải giao trong thời gian ngắn. Để thuyết phục đại lý B kí kết hợp đồng, nhà cung ứng vật liệu A có hứa sẽ đền bù thiệt hại nếu không thực hiện đúng hợp đồng. Nhà cung ứng A đã dùng phương pháp nào khi thương thuyết?
- Phân tích sự ưu thế của mình để đối phương quyết định.
- Hướng tới sự cam kết và lợi ích của đối phương.
- Chú trọng phân tích lợi ích của đại lý B khi kí hợp đồng.
- Đánh vào lợi nhuận mà đại lý B sẽ đạt được.
Câu 2: An được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ An đang bị ốm, bố An đi làm xa. An đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- An là người con hiếu thảo, có trách nhiệm với mẹ
- An đã biết cách từ chối lời đề nghị vượt quá khả năng.
- An đã sử dụng kĩ năng từ chối và là người con có trách nhiệm
- An đã sống đúng với trách nhiệm của mình với gia đình.
=> Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) chủ đề 2 tuần 8: Hoạt động 8, 9