Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 (bản 2) chân trời Chủ đề 4: Kinh doanh và tiết kiệm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Kinh doanh và tiết kiệm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2

 

BÀI 4: KINH DOANH VÀ TIẾT KIỆM

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em, quảng cáo là gì?

  1. Là một hoạt động truyền thông trong đó công ty phải đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhằm tăng mức độ phủ sóng của sản phẩm.
  2. Là một hoạt động kinh doanh trong đó công ty phải trả tiền để đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhằm tăng mức tiêu thụ hàng hóa.
  3. Là một hoạt động quảng bá của công ty nhằm tăng mức tiêu thụ hàng hóa.
  4. Là một hoạt động tuyên truyền của công để đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Tiếp thị là một phần trong chiến lược quảng cáo sản phẩm.
  2. Tiếp thị cũng giống như quảng cáo đều nằm nâng cao doanh số bán sản phẩm.
  3. Tiếp thị là quá trình phát hiện nhu cầu về hàng hóa của người dùng và đáp ứng yêu cầu đó.
  4. Tiếp thị là quá trình cuối cùng của quảng cáo nhằm đem sản phẩm đến với tay người dùng.

Câu 3: Quảng cáo, tiếp thị có ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng?

  1. Đưa ra hình ảnh mang tính chất biểu tượng cho công ty.
  2. Thuyết phục khách hàng đó là sản phẩm ưu việt, đáng để trả tiền.
  3. Tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm của công ty.
  4. Đem lại lợi nhuận cho các bên cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị.

Câu 4: Đâu được xem là biểu hiện của sự tôn trọng ý kiến của người thân?

  1. Chưa chú ý những gì người thân nói.
  2. Suy nghĩ những điều người thân nói dựa trên góc nhìn của bản thân.
  3. Ngắt lời, chen ngang khi người thân đang trình bày hoặc đang nói.
  4. Nhận định nhưng quan điểm của người thân trên nhiều phương diện

Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  1. Chỉ những trụ cột kinh tế trong gia đình cần thực hiện những kế hoạch sống tiết kiệm trong gia đình.
  2. Các thành viên trong gia đình chỉ cần chi tiêu mua sắm hợp lí để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  3. Mỗi người trong gia đình có nhiệm vụ riêng khi thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  4. Có nhiều cách tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình: hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn cùng lúc, chi tiêu phù hợp, không lãng phí tài nguyên....

Câu 6: Để thuyết phục người thân cùng thực hiện hoặc hỗ trợ ý tưởng kinh doanh, em cần làm gì?

  1. Đưa ra đối tượng khách hàng mà mình hướng đến.
  2. Đưa ra những sản phẩm mình sẽ kinh doanh trong kế hoạch.
  3. Trình bày về thời gian và địa điểm thực hiện kế hoạch kinh doanh.
  4. Đưa ra những giải pháp khác nhau để giải quyết những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra.

Câu 7: đâu là việc cần làm thể hiện tôn trọng ý kiến khác nhau của thành viên trong gia đình?

  1. Coi trọng ý kiến cá nhân trong các cuộc tranh luận
  2. Bộc lộ rõ sự thẳng thắn, cương trực khi gặp các tình huống bất bình.
  3. Lập tức đưa ra phán đoán không cần cân nhắc những góp ý.
  4. Giữ bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề trong mọi hoàn cảnh.

Câu 8: Nên làm gì để thực hiện chi tiêu phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo?

  1. Xem nhiều quảng cáo trên mạng.
  2. Tải các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
  3. Mua sắm theo những quảng cáo trên mạng.
  4. Tham khảo những chia sẻ và trải nghiệm của người khác .

Câu 9: Theo em như thế nào được coi là người tiêu dùng thông thái?

  1. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
  2. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm.
  3. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân.
  4. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí.

Câu 10: Vai trò của của bản kế hoạch kinh doanh?

  1. Vạch ra rõ các yếu tố cần thiết khi bắt đầu kinh doanh.
  2. Giúp cho người kinh doanh năm bắt được cơ hội bán hàng.
  3. Cải thiện chi phí khi kinh doanh.
  4. Thể hiện các bước cần thực hiện khi kinh doanh.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải cách phản hồi tích cực với điều người thân nói?

  1. Luôn hỏi ý câu hỏi mang tính phán bác lại ý kiến của người thân đưa ra.
  2. Gật đầu và nở một nụ cười.
  3. Đặt câu hỏi để hiểu hơn về vấn đề người thân đang nói đến.
  4. Sử dụng cách nói thể hiện sự quan tâm, thích thú.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là cách để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

  1. Hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều các thiết bị điện không cần thiết.
  2. Chi tiêu phù hợp với tài chính của gia đình, không vượt quá mức sống.
  3. Sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm khô quần áo còn ướt.
  4. Tiết kiệm các nguồn tài nguyên như nước, gas,...

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của quảng cáo, tiếp thị?

  1. Phân bổ các mặt hàng tới đúng các đối tượng cần sử dụng.
  2. Cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc văn hóa doanh nghiệp.
  3. Quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng tiềm năng.
  4. Giữ chân cơ sở khách hàng hiện tại.

Câu 4: Đâu không phải là việc cần làm khi muốn kinh doanh?

  1. Lên ý tưởng về mặt hàng kinh doanh.
  2. Chiến lược đổi mới sản phẩm.
  3. Phán đoán khả năng thành công.
  4. Kế hoạch cụ thể kinh doanh.

Câu 5: Để kinh doanh có tỉ lệ thành công cao, người kinh doanh nên chú trọng vào điều gì?

  1. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, doanh thu sau khi không tính vốn.
  2. Sự bắt mắt và mới mẻ của sản phẩm đối với thị trường, hình thức bán hàng.
  3. Kế hoạch tiếp thị và đối tượng sử dụng sản phẩm.
  4. Vốn kinh doanh và doanh thu bán hàng dự kiến.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Để người dùng dễ dàng tiếp cận và tăng doanh thu sản phẩm, các nhà bán lẻ, các nhãn hàng đã bỏ ra chi phí để làm các biển quảng cáo trên các đường lớn và đông đúc người qua lại. Đây có có được coi là hành động nào?

  1. Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
  2. Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm..
  3. Đây là hành vi quảng cáo sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm.
  4. Đây là hành vi quảng bá sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.

Câu 2: Việc đầu tiên khi bắt đầu một công việc kinh doanh cần làm là gì?

  1. Xác định tiền lãi sau khi đã trừ các chi phí kinh doanh.
  2. Lên chiến dịch truyền thông, quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm của mình.
  3. Tìm kiếm thông tin sản phẩm của các cửa hàng khác tương tự mặt hàng của mình.
  4. Thăm dò, quan sát nhu cầu của thị trường về mặt hàng kinh doanh

Câu 3: Các trường hợp mua hàng qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến thường xảy ra rủi ro gì?

  1. Sản phẩm không được gửi đến nơi của người mua.
  2. Sản phẩm không giống với ảnh mẫu, hoặc mô tả.
  3. Sản phẩm được giao tới chậm hơn so với yêu cầu của người mua.
  4. Người mua không nhận được sự tư vấn của cửa hàng.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lan xem quảng cáo về sản phẩm bàn học chống cận dành cho học sinh. Lan ngỏ ý muốn mẹ mua cho mình theo số điện theo trên trong quảng cáo trên tivi. Mẹ hứa sẽ xem xét giá của sản phẩm ở các cửa hàng khác rồi sẽ mua cho Lan. Mẹ Lan có phải người tiêu dùng thông thái không?

  1. Mẹ Lan đã thực hiện việc tham khảo chất lượng, giá cả giữa các cửa hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng.
  2. Mẹ Lan đã thực hiện việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian trên các quảng cáo.
  3. Mẹ Lan đã lựa chọn được sản phẩm tốt hơn so với sản phẩm có trong quảng cáo.
  4. Mẹ Lan đã quyết định mua cho Lan chiếc bàn học nhưng cần có sự chuẩn bị về kinh tế của gia đình.

Câu 2: Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Em sẽ làm gì để chi tiêu số tiền đó hợp lí?

  1. Nhờ người thân khác đi mua đồ giúp em.
  2. Lên danh sách bữa ăn và các đồ dùng, thực phẩm cần thiết để không vượt quá số tiền.
  3. Mua các mặt hàng theo từng ngày cho đến khi hết số tiền đó.
  4. Thực hiện chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể.

 

 

=> Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) chủ đề 4 tuần 15: Hoạt động 4, 5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay