Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 1: Cấu tạo nguyên tử (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Cấu tạo nguyên tử (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

(PHẦN 2 - 25 CÂU)

Câu 1: Dựa vào thứ tự mức năng lượng, xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây không đúng

  1. 4s > 3s.
  2. 1s < 2s.
  3. 3d < 4s.
  4. 3p < 3d.

Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là  và . Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B có số electron bằng nhau. Hai nguyên tố A, B lần lượt là

  1. Mg và Cl.
  2. Mg và S.
  3. Na và Cl.
  4. Na và S.

Câu 3: Nguyên tử X có 3 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 5, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Nguyên tử X thuộc loại nguyên tố nào, cho biết kí hiệu hóa học

  1. f, F.
  2. d, Co.
  3. s, S.
  4. p, P.

Câu 4: Khối lượng nguyên tử tập trung ở

  1. Hạt nhân nguyên tử.
  2. Lớp vỏ electron.
  3. Phân bố đều trên thể tích của nguyên tử.
  4. Phân bố ngẫu nhiên trên thể tích của nguyên tử.

Câu 5: Đồng vị là

  1. Những nguyên tử có cùng số khối, cùng số proton nhưng có số neutron khác nhau.
  2. Những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số electron khác nhau.
  3. Những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số neuton) nhưng có số proton khác nhau.
  4. Những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.

Câu 6: Thí nghiệm không được sử dụng để phát hiện ra cấu tạo của nguyên tử

  1. Thí nghiệm bắn phá lá vàng rất mỏng bằng chùm hạt alpha.
  2. Thí nghiệm dùng hạt alpha bắn phá nitrogen.
  3. Thí nghiệm dùng hạt alpha bắn phá neon.
  4. Thí nghiệm phóng điện qua không khí loãng.

Câu 7: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây

  1. Nguyên tử khối.
  2. Số khối.
  3. Số proton.
  4. Số neutron.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng

  1. Orbital nguyên tử được kí hiệu là AO (Atomic Orbital).
  2. Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định.
  3. Có 3 loại orbital nguyên tử: orbital s, orbital p và orbital d.
  4. Các orbital s có dạng hình cầu và orbital p có dạng hình số 8 nổi.

Câu 9: Chọn đáp án đúng

  1. Proton, m ~ 0,00055 amu, q = +1.
  2. Electron, m ~ 0,00055 amu, q = -1.
  3. Neutron, m ~ 1 amu, q = -1.
  4. Proton, m ~ 1 amu, q = -1.

Câu 10: Đặc trưng cơ bản của một nguyên tử là

  1. Số neutron trong hạt nhân nguyên tử.
  2. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối.
  3. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong vỏ nguyên tử.
  4. Số proton và số electron trong vỏ nguyên tử.

Câu 11: Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây

  1. Nguyên lí bền vững và quy tắc Hund.
  2. Nguyên lí bền vững và nguyên lí loại trừ Pauli.
  3. Nguyên lí loại trừ Pauli và quy tắc Hund.
  4. Nguyên lí bền vững và quy tắc loại trừ Pauli.

Câu 12: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là

  1. Proton và neutron.
  2. Proton và electron.
  3. Electron và neutron.
  4. Electron và hạt alpha.

Câu 13: Kí hiệu nguyên tử nào sau đây viết đúng

  1. .
  2. .
  3. .
  4. .

Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng

  1. Bất kì.
  2. Từ mức thứ hai trở đi.
  3. Lần lượt từ thấp đến cao.
  4. Lần lượt từ cao đến thấp.

Câu 15: Iodine rất cần thiết cho cơ thể, tham gia vào quá trình hình thành, phát triển cũng như duy trì hoạt động của con người. Nguyên tử idone chứa 53 electron và có số khối là 127. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử iodine là

  1. 164.
  2. 180.
  3. 184.
  4. 200.

Câu 16: Trong tự nhiên, oxygen có 3 đồng vị bền là , , . Có bao nhiêu loại phân tử O2

  1. 3.
  2. 6.
  3. 9.
  4. 12.

Câu 17: Lớp N có số phân lớp electron bằng

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 18: Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 24. Số khối của nguyên tố X là

  1. 8.
  2. 12.
  3. 16.
  4. 18.

Câu 19: Biết rằng nguyên tố argon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm số nguyên tử các đồng vị tương ứng lần lượt là 0,34%, 0,06% và 99,6%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của argon bằng 39,98, A bằng

  1. 37.
  2. 39.
  3. 40.
  4. 41.

Câu 20: Nguyên tử M có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là . Xác định M là kim loại, phi kim hay khí hiếm và cho biết số electron

  1. Phi kim, 36.
  2. Kim loại, 36.
  3. Phi kim, 27.
  4. Kim loại, 27.

Câu 21: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là

  1. Sulfur.
  2. Carbon.
  3. Oxygen.
  4. Nitrogen.

Câu 22: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị bền là  và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,546. Số nguyên tử  có trong 31,773g Cu là

  1. .
  2. .
  3. .
  4. .

Câu 23: Nguyên tử X có tổng số proton, neutron, electron là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là

  1. .
  2. .
  3. .

Câu 24: Ở  khối lượng riêng của sắt là 7,85 . Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu và khối lượng nguyên tử sắt là 55,85 amu thì bán kính gần đúng của một nguyên tử sắt ở nhiệt độ này là

  1. 2,34 Å.
  2. 1,54 Å.
  3. 2,56 Å.
  4. 1,28 Å.

Câu 25: Vì sao trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giá trị nguyên tử khối của chromium (Cr) không phải là số nguyên mà là 51,996

  1. Vì giá trị nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó.
  2. Vì giá trị nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối xấp xỉ các nguyên tử nguyên tố đó.
  3. Vì giá trị nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng phân của nguyên tố đó.
  4. Vì giá trị nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng đẳng của nguyên tố đó.

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 4: Ôn tập chương 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay