Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

(PHẦN 2 - 25 CÂU)

Câu 1: Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.

  1. Hợp chất vô cơ
  2. Hợp chất hữu cơ
  3. Hợp chất ion
  4. Hợp chất cộng hoá trị

Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :

  1. Phân tử có cấu tạo góc.
  2. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.
  3. Phân tử CO2không phân cực.
  4. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?

  1. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  2. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
  3. Hợp chất ion dễ hóa lỏng
  4. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.

Câu 4: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như

  1. kim loại kiềm gần kề.
  2. kim loại kiềm thổ gần kề.
  3. nguyên tử halogen gần kề.
  4. nguyên tử khí hiếm gần kề.

Câu 5: Đâu là ứng dụng của tương tác van der Waals

  1. Lụa.
  2. Băng dính, bang keo.
  3. Nhà hơi.
  4. Bóng bay.

Câu 6: Liên kết hóa học là

  1. Sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
  2. Sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
  3. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tỉnh thể bền vững hơn.
  4. Sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.

Câu 7: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây

  1. Electron và hạt nhân nguyên tử.
  2. Cation và electron tự do.
  3. Cation và anion.
  4. Các anion.

Câu 8: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực

  1. CHCl3.  
  2. CH4.
  3. N2.
  4. H2.

Câu 9: Dãy chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần

  1. H2S, CH4, H2O.
  2. CH4, H2O, H2S.
  3. H2O, H2S, CH4.
  4. CH4, H2S, H2O.

Câu 10: Khi hình thành liên kết hoá học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc Octet

  1. (Z = 12).  
  2. (Z = 11).
  3. (Z = 10).
  4. (Z = 9).

Câu 11: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion

  1. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  2. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
  3. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
  4. Hợp chất ion dễ hóa lỏng.

Câu 12: Liên kết π là liên kết hình thành do

  1. Sự xen phủ trục của hai orbital.
  2. Sự xen phủ bên của hai orbital.
  3. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
  4. Cặp electron dùng chung.

Câu 13: Liên kết hydrogen là loại liên kết hoá học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây

  1. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử.
  2. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau.
  3. F, O, N.... có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hoá trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động.
  4. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.

Câu 14: Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, để đạt được cấu hình electron bền vững như của khí hiếm gần nhất với 8 electron lớp ngoài cùng (hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng như của helium), các nguyên tử có xu hướng

  1. Nhường electron.
  2. Nhận electron.
  3. Góp chung electron.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Liên kết ion thường tạo thành từ

  1. Các nguyên tử á kim và phi kim điển hình.
  2. Các nguyên tử kim loại kiềm và phi kim.
  3. Các nguyên tử kim loại và á kim.
  4. Các nguyên tử kim loại và phi kim điển hình.

Câu 16: Liên kết đơn được biểu diễn bằng

  1. Một chấm tròn.
  2. Một gạch nối.
  3. Một mũi tên.
  4. Một dấu bằng.

Câu 17: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

  1. Phân tử.
  2. Hạt neutron.
  3. Hạt proton.
  4. Ion.

Câu 18: Các nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng

  1. Nhường 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm.
  2. Nhường 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương.
  3. Nhận 3, 2 hoặc 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm.
  4. Nhận 3, 2 hoặc 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương.

Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

  1. Mạng tinh thể.
  2. Cho - nhận.
  3. Cộng hóa trị.
  4. Ion.

Câu 20: Cho hai nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là

  1. X2Y3, liên kết cộng hoá trị.
  2. XY2, liên kết ion.
  3. XY, liên kết cộng hoá trị. 
  4. X2Y, liên kết ion.

Câu 21: Những phát biểu đúng là

(1) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(2) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(3) Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.

(4) Tương tác van der waals mạnh hơn liên kết hydrogen.

  1. (2) và (4).
  2. (2) và (3).
  3. (1) và (3).
  4. (1) và (4).

Câu 22: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF

  1. Nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích âm, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích dương.
  2. Nguyên tử Na nhận 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhường 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm.
  3. Nguyên tử Na nhận 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích âm, nguyên tử F nhường 1 electron tạo thành hạt mang điện tích dương.
  4. Nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm.

Câu 23: Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là

  1. , , .
  2. , , .
  3. , , .
  4. , , .

Câu 24: Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet

  1. BeH2.
  2. AlCl3.
  3. PCl5.
  4. SiF4.

Câu 25: Giữa các phân tử C2H5OH

  1. Không tồn tại liên kết hydrogen.
  2. Tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C.
  3. Tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O.
  4. Tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay