Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4+5+6: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ + NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC + TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

(PHẦN 1 - 25 CÂU)

Câu 1:  Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 17,92 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

  1. 43,2
  2. 54,4
  3. 48,0
  4. 46,4

Câu 2: Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh?

(a) Đốt cháy nhiên liệu

(b) Sắt bị gỉ.

(c) Trung hòa acid – base.

  1. (a)
  2. (b), (c)
  3. (a), (b)
  4. (c)

Câu 3: Phản ứng tổng hợp ammonia:

N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g)

Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và H - H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia là

  1. 391 kJ/mol.     
  2. 361 kJ/mol.       
  3. 245 kJ/mol.       
  4. 490 kJ/mol

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 l hỗn hợp khí X gồm O2 và Clở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn. Số mol electron trao đổi trong phản ứng là

  1. 0,41
  2. 0,54
  3. 0,24
  4. 0,46

Câu 5: Cho 28,15 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 84,95 gam muối khan. Thể tích H2 (đktc) thu được bằng

  1. 18,06 lít.
  2. 19,04 lít.
  3. 14,02 lít.
  4. 17,92 lít.

Câu 6: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất khử là chất

  1. Nhường proton.
  2. Nhận proton.
  3. Nhường electron.
  4. Nhận electron.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

  1. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2..
  2. Phản ứng giữa H2và O2trong hỗn hợp khí..
  3. Phản ứng giữa Zn và dụng dịch H2SO4.
  4. Phản ứng đốt cháy cồn.

Câu 8: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5  + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.
  2. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bìnhphản ứng bằng 0.
  3. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
  4. HCl chuyển hóadần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.

Câu 9: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong Fe2O3 là

  1. +3.
  2. 3+.
  3. 3.
  4. -3.

Câu 10: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:

2NaHCO3 (g) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (a)

4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s)                                 (b)

Khi ngừng đun nóng, phản ứng (a) đừng lại còn phản ứng (b) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ

  1. Phản ứng (a) toả nhiệt, phản ứng (b) thu nhiệt.
  2. Phản ứng (a) thu nhiệt, phản ứng (b) toả nhiệt.
  3. Cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt.
  4. Cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.

Câu 11: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Khi H2thoát ra nhanh hơn.
  2. Bột Fe tan nhanh hơn.
  3. Lượng muối thu được nhiều hơn.
  4. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử

Câu 13:  Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  1. Phản ứng xảy ra khi đốt than.
  2. Phản ứng phân hủy đá vôi (CaCO3).
  3. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen trong không khí.
  4. Phản ứng đốt cháy khí methane (CH4).

Câu 14:  Cho phản ứng hoá học sau

Zn (s) + H2SO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + H2 (g)

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  1. Diện tích bề mặt zinc.
  2. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
  3. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.
  4. Thể tích dung dịch sulfuric acid.

Câu 15: Khi để ở nhiệt độ 30°C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0°C (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày. Hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư là

  1. 3.
  2. 2.
  3. 1.
  4. 4.

Câu 16: Tiến hành quá trình ozone hóa 100g oxi theo phản ứng sau:

3O2(g) (oxygen) →   2O3(g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành  của ozone (kJ/mol) có giá trị là

  1. 142,4.
  2. 284,8.
  3. -142,2.
  4. -284,8.

Câu 17: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là

  1. 14,7 gam.
  2. 9,8 gam.
  3. 58,8 gam.
  4. 29,4 gam.

Câu 18: Ở 225°C, khí NO2 và O2 có phản ứng sau

2NO + O2 → 2NO2.

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng:

Tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ NO lên 2 lần

  1. Giảm 2 lần.
  2. Giảm 4 lần.
  3. Tăng 4 lần.
  4. Tăng 2 lần.

Câu 19: Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) —› 2H2O(l) ∆H=-572 kJ

Khi cho 2g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng

  1. Tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ.
  2. Thu vào nhiệt lượng 286 kJ.
  3. Tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ.
  4. Thu vào nhiệt lượng 572 kJ.

Câu 20: Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là

  1. 67,06%
  2. 32,94%.
  3. 47,06%.
  4. 52,94%.

Câu 21: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:

4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O

Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.

Tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h là

  1. 2,6.10-3(mol/h).
  2. 2,6.103(mol/h).
  3. 1,6.103(mol/h).
  4. 1,6.10-3(mol/h).

Câu 22: Phản ứng giữa khí nitrogen và oxygen chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao (3000 °C) hoặc nhờ tia lửa điện:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

Bằng kiến thức về năng lượng liên kết trong phân tử các chất, hãy giải thích vì sao phản ứng trên khó xảy ra

  1. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất âm và sản phẩm rất dương nên phản ứng khó xảy ra..
  2. do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng bằng với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra..
  3. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất nhỏ  so với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra..
  4. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất lớn (so với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra.

Câu 23: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất môi trường là

  1. 15x – 6y.
  2. 45 – 18 y.
  3. 46 – 18y.
  4. 18x – 6y.

Câu 24: Cho quá trình: Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình

  1. Oxi hóa.
  2. Khử.
  3. Nhận proton.
  4. Tự oxi hóa – khử.

Câu 25: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

  1. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).
  2. Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.
  3. Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).
  4. Phản ứng nung NH4Cl(s)tạo ra NH3(g)và HCl(g).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay