Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Bài 15: Dẫn xuất halogen

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Dẫn xuất halogen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN – ALCOHOL – PHENOL

BÀI 15. DẪN XUẤT HALOGEN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Để có được dẫn xuất halogen, người ta đã làm cách nào?

  1. Thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen
  2. Thay thế nguyên tử carbon trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen
  3. Thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử oxygen
  4. Thay thế nguyên tử carbon trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử oxygen

Câu 2: Đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen gồm

  1. Đồng phân mạch carbon
  2. Đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba
  3. Đồng phân vị trí nguyên tử halogen
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Phát biểu không đúng khi nói về tính chất vật lí của dẫn xuất halogen là

  1. Các dẫn xuất halogen đều ở thể khí
  2. Các dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước
  3. Dẫn xuất halogen tan tốt trong dung môi hữu cơ
  4. Dẫn xuất halogen có phân tử khối lớn ở thể lỏng hoặc rắn

Câu 4: Tính chất vật lí chung của các dẫn xuất halogen là

  1. Ở điều kiện thường, dẫn xuất có phân tử khối nhỏ ở thể khí, chất có phân tử khối lớn hơn ở thể lỏng hoặc rắn
  2. Hầu như không tan trong nước
  3. Tan tốt trong các dung môi hữu cơ
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen

  1. Giảm dần theo chiều tăng khối lượng phân tử
  2. Tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử
  3. Tăng dần theo chiều giảm khối lượng phân tử
  4. Không thay đổi khi khối lượng phân tử thay đổi

Câu 6: Phát biểu đúng của quy tắc Zaitsev là

  1. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn, tạo ra sản phẩm chính
  2. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn, tạo ra sản phẩm phụ
  3. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính
  4. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm phụ

Câu 7: Ứng dụng của dẫn xuất halogen là

  1. Làm dung môi
  2. Là chất trung gian trong tổng hợp chất hữu cơ
  3. Là chất đầu để tổng hợp polymer
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Đâu không phải là ứng dụng của dẫn xuất halogen?

  1. Làm dung môi hữu cơ
  2. Sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật
  3. Khử chua đất
  4. Sản xuất thuốc tăng trưởng thực vật

Câu 9: Liên kết trong dẫn xuất halogen là liên kết

  1. Ion
  2. Cộng hóa trị
  3. Hydrogen
  4. Kim loại

Câu 10: Có thể làm giảm tác hại đến tầng ozone nếu

  1. Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng oxygen trong công nghiệp nhiệt lạnh
  2. Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng fluorine trong công nghiệp nhiệt lạnh
  3. Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng hydrogen trong công nghiệp nhiệt lạnh
  4. Cả A, B, C

Câu 11: Theo quy tắc Zaitsev, nguyên tử halogen sẽ ưu tiên tách cùng với

  1. Nguyên tử oxygen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  2. Nguyên tử nitrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn
  3. Nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  4. Nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn

Câu 12: Đối với dẫn xuất halogen có từ 2 nguyên tố halogen, ta ưu tiên gọi tên halogeno theo thứ tự nào?

  1. Halogen nào xuất hiện trong mạch carbon trước thì gọi trước
  2. Gọi theo thứ tự bất kì
  3. Halogen nào có độ âm điện lớn hơn thì gọi trước
  4. Gọi theo thứ tự a, b, c…

Câu 13:  Tên gốc – chức thường dùng để gọi

  1. Dẫn xuất halogen đơn giản
  2. Dẫn xuất halogen phức tạp
  3. Dẫn xuất chứa nhiều nguyên tử halogen
  4. Dẫn xuất halogen bất kì

Câu 14: Trong phân tử halogen có sự phân cực về phía nguyên tử halogen do

  1. Nguyên tử halogen hút electron
  2. Nguyên tử halogen đẩy electron
  3. Nguyên tử hydrogen hút electron
  4. Nguyên tử hydrogen đẩy electron

Câu 15: Dẫn xuất halogen có phản ứng thế nhóm -OH trong dung dịch kiềm, đun nóng khi

  1. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon có nối đôi
  2. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon no
  3. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon có nối ba
  4. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon thơm

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là

  1. 2-methylbut-2-ene.    
  2. 3-methylbut-2-ene.
  3. 3-methyl-but-1-ene.   
  4. 2-methylbut-1-ene.

Câu 2: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH2Br là

  1. Propene.    
  2. Ethylene
  3. Methylene.   
  4. Butene.

Câu 3: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

  1. 1,3-dichloro-2-methylbutane.    
  2. 2,4-dichloro-3-methylbutane.
  3. 1,3-dichloropentane.    
  4. 2,4-dichloro-2-methylbutane.

Câu 4: Sản phẩm chính của phản ứng sau đây là chất nào?

CH3–CH2–CHCl–CH3 KOH/ROH, to

  1. CH3–CH2–CH=CH2.    
  2. CH2–CH–CH(OH)CH3.
  3. CH3–CH=CH–CH3.    
  4. Cả A và C.

Câu 5: Cho hợp chất thơm ClC6H4CH2Cl + dung dịch KOH (đặc, dư, to, p) ta thu được chất nào?

  1. KOC6H4CH2OK.    
  2. HOC6H4CH2OH.
  3. ClC6H4CH2OH.    
  4. KOC6H4CH2OH.

Câu 6: Chất nào không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon ?

  1. CH2= CH–CH2Br.    
  2. ClBrCH–CF3.
  3. Cl2CH–CF2–O–CH3.    
  4. C6H6Cl6.

Câu 7: Công thức tổng quát của dẫn xuất dichloro mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là

  1. CnH2n-2Cl2.
  2. CnH2n-4Cl2.
  3. CnH2nCl2.
  4. CnH2n-6Cl2.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho but-1-ene tác dụng với HCl ta thu được X. Biết X tác dụng với NaOH cho sản phẩm Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc, nóng ở 170oC thu được Z. Vậy Z là

  1. but-2-ene
  2. but-1-ene
  3. 2-methylpropene
  4. diethylether

Câu 2: Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất aldehyde acetic. Tên của hợp chất X là

  1. 1,2- dibromomethane
  2. 1,1- dibromoethane
  3. ethyl chloride
  4. A và B đúng.

Câu 3: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là 14,28% ; 1,19%; 84,53%.CTPT của Z là?

  1. CHCl2.
  2. C2H2Cl4
  3. C2H4Cl2.
  4. Một kết quả khác.

Câu 4: Đun sôi 15,70 gam C3H7Br với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch chlorine dư thấy có x gam Cl2 tham gia phản ứng. Tính x nếu hiệu suất phản ứng ban đầu là 80%.

  1. 11,36 gam.     
  2. 32,00 gam.        
  3. 16,00 gam.        
  4. 12,80 gam.

Câu 5: Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Br và C6H5Br với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,88 gam kết tủa. Khối lượng C6H5Cl trong hỗn hợp đầu là

  1. 1,125 gam.        
  2. 0,680 gam.
  3. 0,875 gam.        
  4. 2,250 gam.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl chloride ; 0,3 mol benzyl bromide; 0,1 mol hexyl chloride; 0,15 mol phenyl bromide. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  1. 28,7.    
  2. 57,4.    
  3. 70,75.    
  4. 14,35.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 15: Dẫn xuất halogen

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay