Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Bài 12: Alkane

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Alkane. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

BÀI 12. ALKANE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Alkane no, mạch hở có công thức chung là

  1. CnH2n+2 (n ≥1)
  2. CnH2n (n ≥2)
  3. CnH2n-2 (n ≥2)
  4. CnH2n-6 (n ≥6)

Câu 2: Alkane tan tốt trong dung dịch

  1. Nước
  2. Benzene
  3. Acid HCl
  4. NaOH

Câu 3: Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon no là

  1. Phản ứng tách
  2. Phản ứng cộng
  3. Phản ứng thế
  4. Phản ứng oxi hóa

Câu 4: Các alkane không tham gia loại phản ứng nào?

  1. Phản ứng thế
  2. Phản ứng cộng
  3. Phản ứng tách
  4. Phản ứng cháy

Câu 5: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là

  1. Methane
  2. Ethane
  3. Propane
  4. n-butane

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế methane bằng cách

  1. Nhiệt phân sodium acetate với vôi tôi xút
  2. Cracking butane
  3. Cho nhôm carbide tác dụng với nước
  4. Cả A và C

Câu 7: Trong tự nhiên, alkane có mặt ở

  1. Trong các mỏ dầu
  2. Trong nước biển
  3. Trong các loại khoáng sản
  4. Trong muối ăn

Câu 8: Các trong phân tử alkane đều chứa các liên kết

  1. Đôi
  2. Ba
  3. Đơn
  4. Cả A, B, C

Câu 9: Alkane không phân nhánh có mạch carbon chỉ chứa

  1. Nguyên tử carbon bậc I và bậc II
  2. Nguyên tử carbon bậc III và bậc IV
  3. Nguyên tử hydrogen bậc I
  4. Nguyên tử hydrogen bậc II

Câu 10: Alkane phân nhánh có mạch carbon chỉ chứa

  1. Nguyên tử carbon bậc I và bậc II
  2. Nguyên tử carbon bậc III và bậc IV
  3. Nguyên tử hydrogen bậc I
  4. Nguyên tử hydrogen bậc II

Câu 11: Bậc của carbon trong alkane được xác định bằng

  1. Số nguyên tử hydrogen liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon đó
  2. Số nguyên tử carbon liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon đó
  3. Số nguyên tử oxygen liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon đó
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Alkane tương đối trơ về mặt hóa học do

  1. Phân tử chỉ chứa liên kết σ bền
  2. Phân tử không phân cực
  3. Phân tử nhẹ hơn nước
  4. Cả A và B

Câu 13: “Trong phản ứng thế halogen, nguyên tử hydrogen liên kết với…………dễ bị thế bởi nguyên tử halogen”. Từ thích hợp điền vào chỗ trống là

  1. Nguyên tử carbon bậc cao hơn
  2. Nguyên tử carbon bậc thấp hơn
  3. Nguyên tử hydrogen bậc cao hơn
  4. Nguyên tử hydrogen bậc thấp hơn

Câu 14: Cracking alkane là quá trình

  1. Nối các alkane để tạo thành một phân tử alkane mới có mạch dài hơn
  2. Bẻ gãy các phân tử alkane mạch dài thành các phân tử hydrocarbon mạch ngắn hơn
  3. Thay đổi cấu trúc của alkane để tạo thành các alkane mạch vòng
  4. Chuyển tử alkane mạch vòng thành alkane mạch thẳng

Câu 15: Reforming là quá trình

  1. Biến đổi cấu trúc phân tử hydrocarbon từ mạch không nhánh thành mạch nhánh
  2. Bẻ gãy các phân tử alkane mạch dài thành các phân tử hydrocarbon mạch ngắn hơn
  3. Thay đổi cấu trúc hydrocarbon từ mạch hở thành mạch vòng, từ không thơm thành thơm
  4. Cả A và C

Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của alkane

  1. Làm dung môi
  2. Làm dầu nhờn
  3. Khử chua đất
  4. Làm chất đốt

Câu 17: Ứng dụng của alkane là

  1. Làm nhiên liệu
  2. Làm dung môi
  3. Làm dầu nhờn
  4. Cả A, B, và C

Câu 18: Trong công nghiệp, alkane được khai thác, chế biến từ

  1. Khí thiên nhiên
  2. Khí đồng hành
  3. Dầu mỏ
  4. Cả A, B, và C

Câu 19: Từ dầu mỏ, người ta sử dụng phương pháp nào để thu được alkane?

  1. Chưng cất phân đoạn
  2. Chiết
  3. Kết tinh
  4. Cả A, B, C

Câu 20: Để thu được các alkane mạch ngắn hơn alkane ban đầu, người ta dùng phương pháp

  1. Reforming
  2. Chưng cất phân đoạn
  3. Cracking
  4. Sử dụng phổ hồng ngoại

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Các alkane được dùng làm nhiên liệu do

  1. Dễ cháy
  2. Tỏa nhiều nhiệt
  3. Dễ tan trong nước
  4. Cả A và B

Câu 2: Tại sao phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của alkane lại có thể gây ô nhiễm môi trường?

  1. Do phản ứng xảy ra trong điều kiện thiếu oxygen nên có thể tạo CO và C gây ô nhiễm môi trường
  2. Phản ứng xảy ra trong điều kiện thếu oxygen nên các chất có thể dễ dàng kết hợp với nitrogen trong không khí tạo thành chất gây ô nhiễm
  3. Các chất hữu cơ khi bị oxi hóa không hoàn toàn sẽ tạo ra CO2 gây ô nhiễm môi trường
  4. Tạo hợp chất hữu cơ khác gây ô nhiễm môi trường

Câu 3: Phân tử methane không tan trong nước vì

  1. Methane là chất khí
  2. Phân tử methane không phân cực
  3. Methane không có liên kết đôi
  4. Phân tử khối của methane nhỏ

Câu 4: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

  1. Butane
  2. Ethane
  3. Methane
  4. Propane

Câu 5: Trong số các alkane đồng phân của nhau, đồng phân có nhiệt độ sôi cao nhất là

  1. Đồng phân mạch không nhánh
  2. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất
  3. Đồng phân isoalkane
  4. Đồng phân tert-alkane

Câu 6: Alkane X có cấu tạo như sau

Tên của X là

  1. 1,1,3-trimethlheptane
  2. 2,4-dimethylheptane
  3. 2-methyl-4-propylpentane
  4. 4,6-dimethylheptane

Câu 7: Không thể điều chế CH4 bằng cách

  1. Nung muối sodium malonate với vôi tôi xút
  2. Calcium carbide tác dụng với nước
  3. Nung sodium acetate với vôi tôi xút
  4. Nhôm carbide tác dụng với nước

Câu 8: Alkane X có công thức cấu tạo như sau

Tên của X là

  1. 2-methyl-2,4-diethylhexane
  2. 2,4-diethyl-2-methylhexane
  3. 3,3,5-trimethylheptane
  4. 3-ethyl-5,5-dimethylheptane

Câu 9: Hợp chất hữu cơ A có công thức cấu tạo như sau

Tên của A là

  1. 3-ethyl-2-chlorobutane
  2. 2-chloro-3-methylpentane
  3. 2-chloro-3-ethylpentane
  4. 3-methyl-2-chloropentane

Câu 10: Cho alkane có công thức cấu tạo là (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên goji của alkane là

  1. 2,2,4-trimethypentane
  2. 2,4-trimethylpentane
  3. 2,4,4-trimethylpentane
  4. 2-dimethyl-4-methylpentane

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Cho các chất

(1) C2H6               

(2) C3H8               

(3) n-C4H10           

(4) i-C4H10

Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự là

  1. (3) → (4) → (2) → (1)
  2. (4) → (3) → (2) → (1)
  3. (1) → (2) → (4) → (3)
  4. (1) → (2) → (3) → (4)

Câu 2: Phần trăm khối lượng carbon trong phân tử alkane Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là

  1. C2H6
  2. C3H8
  3. C4H10
  4. C5H12

Câu 3: Khí đốt cháy alkane thu được H2O và CO2 với tỉ lệ tương ứng biến đổi

  1. tăng từ 2 đến + ∞
  2. Giảm từ 2 đến 1
  3. Tăng từ 1 đến 2
  4. Giảm từ 1 đến 0

Câu 4: Cho các chất sau

(1) CH3CH2CH2CH2CH3

(2) CH3CH2CH(CH3)CH3

(3) CH3C(CH3)3

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là

  1. (1) → (2) → (3)
  2. (2) → (1) → (3)
  3. (3) → (2) → (1)
  4. (2) → (3) → (1)

Câu 5: Cho các chất

(1) CH3CH2CH(CH3)CH2CH3

(2) CH3C(CH3)3

(3) CH3CH2CH(CH3)2

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là

  1. (1) → (2) → (3)
  2. (2) → (1) → (3)
  3. (3) → (2) → (1)
  4. (2) → (3) → (1)

Câu 6: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là    

Trong phân tử X, các nguyên tử C dùng bao nhiêu electron hóa trị để tạo liên kết C-H?

  1. 10
  2. 16
  3. 14
  4. 12

Câu 7: Cho các chất sau

(1) CH3CH2CH2CH3

(2) CH3CH2CH2CH2CH2CH3

(3) CH3CH(CH3)CH(CH3)2

(4) CH3CH2CH(CH3)2

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất là

  1. (1) → (2) → (3) → (4)
  2. (2) → (3) → (4) → (1)
  3. (3) → (4) → (2) → (1)
  4. (4) → (2) → (3) → (1)

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí nào?

  1. O2
  2. CH4
  3. C2H2
  4. H2

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 12: Alkane

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay