Trắc nghiệm bài 5 CTST: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

BÀI 5. MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

  1. Al, Zn, Cu                   
  2. Al, Cr, Fe                    
  3. Zn, Cu, Fe                   
  4. Al, Fe, Mg

Câu 2: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitrogen dioxide gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitrogen dioxide là

  1. NH3
  2. NO. 
  3. NO2
  4. N2O.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNOtừ

  1. NH3và O2
  2. NaNO2và H2SOđặc.
  3. NaNO3rắn và H2SOđặc.                           
  4. NaNO2và HCl đặc.

Câu 4: Công thức của khí nitrogen monoxide là

  1. NO
  2. N2O
  3. NO2
  4. N2

 

Câu 5: Các khí oxide của nitrogen có công thức chung là

  1. NO2
  2. N2
  3. N2O
  4. NOx

Câu 6: Mưa acid là hiện tượng

  1. Nước mưa có pH > 7
  2. Nước mưa có pH = 14
  3. Nước mưa có ph = 1
  4. Nước mưa có ph < 5,6

Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân chính gây ra mưa acid

  1. Hoạt động quang hợp của cây
  2. Hoạt động của núi lửa
  3. Cháy rừng
  4. Tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ…

Câu 8: Nitric acid tinh khiết

  1. Là chất lỏng màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  2. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  3. Là chất lỏng màu lục nhạt, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  4. Là chất lỏng nâu đỏ, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

Câu 9: Nitric acid là một

  1. Base manh
  2. Base yếu
  3. Acid mạnh
  4. Acid yếu

Câu 10. Nitric acid là một acid có tính

  1. Khử mạnh
  2. Oxi hóa mạnh
  3. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
  4. Trơ về mặt hóa học

Câu 11: Ứng dụng của nitric acid là

  1. Bảo quản thực phẩm
  2. Làm chất làm lạnh
  3. Kích thích trái cây nhanh chín
  4. Chế tạo thuốc nổ

Câu 12: Phú dưỡng là hiện tượng

  1. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
  2. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
  3. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
  4. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng

Câu 13: Ao hồ có khả năng tự lọc nước nhờ

  1. Oxygen trong không khí
  2. Các kim loại nặng
  3. Vi sinh vật tự nhiên
  4. Cả 3 ý ttrên đều đúng

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải ảnh hưởng của hiện tượng phú dưỡng

  1. Làm các loại thực vật sống dưới nước phát triển mạnh mẽ
  2. Tăng các chất lơ lửng
  3. Suy giảm lượng oxygen trong nước
  4. Làm chất lượng nước tốt hơn

Câu 15: Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra

  1. Ô nhiễm môi trường nước
  2. Xói mòn đất
  3. Lũ lụt
  4. Hạn hán

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là

  1. NO. 
  2. NO2
  3. N2O. 
  4. NH3.

Câu 2: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

  1. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
  2. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
  3. CuS, Pt, SO2, Ag.
  4. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Câu 3: Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu

  1. xanh                           
  2. vàng                            
  3. da cam                        
  4. không màu

Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

  1. Fe2O3.              
  2. FeO.                
  3. Fe(OH)3.                   
  4. Fe2(SO4)3.

Câu 5: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối

  1. Fe(NO3)3
  2. Fe(NO3)2.
  3. Fe(NO3)2và KNO3
  4. Fe(NO3)3và KNO3.

Câu 6: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối iron(III)?

  1. H2SO4loãng. 
  2. HNO3đặc, nguội. 
  3. HNO3loãng dư. 
  4. dung dịch CuSO4.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là không đúng 

  1. HNO3phản ứng với tất cả base.
  2. HNO3(loãng hoặc đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
  3. Tất cả các muối ammonium khi nhiệt phân đều tạo khí ammonia.
  4. Hỗn hợp muối nitrate và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?

  1. 1 lít. 
  2. 1,25 lít. 
  3. 1,5 lít. 
  4. 2 lít.

Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich NaAlO2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

  1. 4. 
  2. 2. 
  3. 3. 
  4. 5.

Câu 3: Có các mệnh đề sau

(1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường acid.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2.

(4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

  1. (1) và (3).            
  2. (2) và (4).              
  3. (2) và (3).              
  4. (1) và (2).

Câu 4: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối ammonium). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  1. 38,6
  2. 46,6.              
  3. 84,6.              
  4. 76,6.

Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

  1. 1,2 lít.              
  2. 0,6 lít.
  3. 0,8 lít.              
  4. 1,0 lít.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là

  1. 46,98%.          
  2. 41,76%.                    
  3. 52,20%.          
  4. 38,83%.

Câu 2: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng

  1. 42.            
  2. 40,67              
  3. 38
  4. 35,33

Câu 3: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  1. 7,36. 
  2. 10,23. 
  3. 9,15. 
  4. 8,61.

=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay