Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

BÀI 7. SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là

  1. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều
  2. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều
  3. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều
  4. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều

Câu 2: Để nhận biết sự có mặt của ion sulfate trong dung dịch, người ta thường dùng

  1. Dung dịch chứa ion Ba2+
  2. Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
  3. Quỳ tím
  4. Dung dịch muối Mg2+

Câu 3: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  1. Al
  2. Mg
  3. Na
  4. Cu

Câu 4: Kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội là

  1. Al và Zn
  2. Al và Fe
  3. Fe và Cu
  4. Fe và Mg

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng khi nói về tính chất của sulfuric acid là

  1. Là chất lỏng sánh như dầu
  2. Không màu, không bay hơi
  3. Không tan trong nước
  4. Nặng hơn nước

Câu 6: Dung dịch H2SO4 loãng là một

  1. Chất oxi hóa mạnh
  2. Chất khử mạnh
  3. Base mạnh
  4. Acid mạnh

Câu 7: Tính chất hóa học chung của H2SO4 đặc là

  1. Tính oxi hóa mạnh
  2. Tính acid mạnh
  3. Tính lưỡng tính
  4. Cả A và B

Câu 8: Phải thận trọng khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc vì khi bị dung dịch này bắn vào người, sẽ……

  1. Gây ra bỏng nặng
  2. Gây ra bỏng base
  3. Gây ra bỏng lạnh
  4. Không ảnh hường quá lớn

Câu 9: Sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh hơi nước nên thường được dùng để

  1. Làm khô các chất phản ứng mãnh liệt với nó
  2. Làm khô những khí không tương tác hóa học với nó
  3. Làm khô chất bất kì
  4. Làm gói hút ẩm

Câu 10: Ứng dụng của acid sulfuric dùng để sản xuất

  1. Phân bón
  2. Thuốc trừ sâu
  3. Chất tẩy rửa tổng hợp
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Dung dịch sulfuric acid đặc có thể lấy nước của nhiều hợp chất hữu cơ có trong da, giấy, đường, tinh bột,…do có tính chất nào?

  1. Tính oxi hóa mạnh
  2. Tính acid mạnh
  3. Tính háo nước
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Ion sulfate có công thức là

  1. OH-
  2. SO42-
  3. CO32-
  4. S2-

Câu 13: Ứng dụng của calcium sulfate (CaSO4) là

  1. Làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,..
  2. Bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn
  3. Sản xuất muối tắm
  4. Thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm

Câu 14: Ứng dụng của barium sulfate (BaSO4) là

  1. Làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,..
  2. Bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn
  3. Sản xuất muối tắm
  4. Thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm

Câu 15: Ứng dụng của ammonium sulfate (NH4)2SO4

  1. Làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,..
  2. Bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn
  3. Sản xuất muối tắm
  4. Thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng?

  1. BaCl2, NaOH, Zn                                                         
  2. NH3, MgO, Ba(OH)2
  3. Fe, Al, Ni                                                                     
  4. Ag, S, FeSO4

Câu 2: Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với dãy các chất nào sau đây, thu được sản phẩm không có khí thoát ra?

  1. Fe, BaCO3, Cu
  2. FeO, KOH, BaCl2
  3. Fe2O3, Cu(OH)2, Ba(OH)2
  4. S, Fe(OH)3, BaCl2

Câu 3: Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2, chỉ dùng một thuốc thử có thể nhận biết được được tất cả các chất trên là

  1. Qùy tím
  2. H2SO4
  3. BaCl2
  4. AgNO3

Câu 4: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được gồm có

  1. CO2và SO2 
  2. H2S và CO2
  3. CO2
  4. SO2

Câu 5: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  1. Ag, Ba, Fe, Sn
  2. Cu, Zn, Na, Ba
  3. Au, Pt
  4. K, Mg, Al, Fe, Zn

Câu 6: Khi cho Fe2O3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì sản phẩm thu được là

  1. Fe2(SO4)3; SO2 và H2O                                             
  2. Fe2(SO4)3và H2O
  3. FeSO4; SO2và H2O                                          
  4. FeSO4và H2O

Câu 7: Cho phương trình hóa học

aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O

Tỉ lệ a:b là

A.1:1

  1. 2:3
  2. 1:3
  3. 1:2

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là

  1. 57% 
  2. 62% 
  3. 69%
  4. 73%

Câu 2: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxide Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sulfate khan tạo thành là

  1. 5,33gam
  2. 5,21gam
  3. 3,52gam
  4. 5,68gam

Câu 3: Cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 12g chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là

  1. 60%                          
  2. 72%                          
  3. 40%                          
  4. 64%

Câu 4: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SOđặc, nóng (giả thiết SOlà sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

  1. 0,03mol Fe2(SO4)3và 0,06 mol FeSO4
  2. 0,05mol Fe2(SO4)3và 0,02 mol Fe dư
  3. 0,02mol Fe2(SO4)3và 0,08 mol FeSO4
  4. 0,12mol FeSO4

Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó số mol Fe2O3 bằng số mol FeO), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M. Giá trị của V là

  1. 0,23
  2. 0,08
  3. 0,18
  4. 0,16

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Dùng 300 tấn quặng ion pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất acid H2SO4  có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng acid H2SO4 98% thu được là

  1. 320 tấn 
  2. 335 tấn 
  3. 350 tấn
  4. 360 tấn

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay