Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Bài 13: Hydrocarbon không no

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Hydrocarbon không no. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

BÀI 13. HYDROCARBON KHÔNG NO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Alkene là

  1. Những hydrocarbon chỉ chưa liên kết đơn và 1 liên kết đôi trong phân tử là alkene.
  2. Những hydrocarbon mạch hở, chỉ chưa liên kết đơn và một liên kết đôi trong phân tử là alkene.
  3. Alkene là những hydrocarbon chỉ chưa liên kết đơn và liên kết ba trong phân tử.
  4. Alkene là những hydrocarbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.

Câu 2: Alkene là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là

  1. CnH2n+2 (n ≥1).
  2. CnH2n (n ≥2).
  3. CnH2n-2 (n ≥2).
  4. CnH2n-6 (n ≥6).

Câu 3: Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là

  1. CnH2n+2 (n ≥1).
  2. CnH2n (n ≥2).
  3. CnH2n-2 (n ≥2).
  4. CnH2n-6 (n ≥6).

Câu 4: Alkyne là hydrocarbon

  1. có dạng CnH2n-2, mạch hở.
  2. có dạng CnH2n, mạch hở.
  3. mạch hở, chỉ có liên kết đơn và 1 liên kết ba trong phân tử.
  4. mạch hở, có 2 liên kết đôi trong phân tử.

Câu 5: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là acetylene. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với acetylene. Công thức phân tử của ethylene là

  1. C2H6.
  2. C2H2.
  3. C2H4.
  4. CH4.

Câu 6: Trong các chất sau, chất nào là acetylene?

  1. C2H2.
  2. C6H6.
  3. C2H6.
  4. C2H4.

Câu 7: Trong phân tử acetylene, liên kết ba giữa 2 carbon gồm

  1. 1 liên kết p và 2 liên kết s.
  2. 2 liên kết p và 1 liên kết s.
  3. 3 liên kết p.
  4. 3 liên kết s.

Câu 8: Phân tử alkene và alkyne chứa

  1. Liên kết s kém bền hơn liên kết p.
  2. Liên kết s bền hơn liên kết p.
  3. Liên kết p kém bền hơn liên kết s.
  4. Liên kết p bền hơn liên kết s.

Câu 9: Các alkene có đồng phân hình học là do

  1. Có liên kết s trong C=C
  2. Có liên kết ba trong C=C
  3. Có liên kết đơn trong C=C
  4. Có liên kết p trong C=C

Câu 10: Phân tử alkene có đồng phân hình học dạng cis- khi

  1. Mạch chính của alkene nằm ở cùng phía của liên kết đôi
  2. Mạch chính của alkene nằm ở khác phía của liên kết đôi
  3. Mạch nhánh của alkene nằm ở cùng phía của liên kết đôi
  4. Mạch nhánh của alkene nằm ở khác phía của liên kết đôi

Câu 11: Phân tử alkene có đồng phân hình học dạng trans- khi

  1. Mạch chính của alkene nằm ở cùng phía của liên kết đôi
  2. Mạch chính của alkene nằm ở khác phía của liên kết đôi
  3. Mạch nhánh của alkene nằm ở cùng phía của liên kết đôi
  4. Mạch nhánh của alkene nằm ở khác phía của liên kết đôi

Câu 12: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của akenee, alkyne?

  1. Nhẹ hơn nước
  2. Không tan hoặc ít tan trong nước
  3. Tan trong dung môi hữu cơ không phân cực
  4. Là chất rắn ở điều kiện thường

Câu 13: Phản ứng đặc trưng của alkene và alkyne là

  1. Phản ứng thế
  2. Phản ứng cộng
  3. Phản ứng trùng hợp
  4. Phản ứng oxi hóa

Câu 14: Alkene và alkyne có phản ứng cộng vì

  1. Do có liên kết p kém bền
  2. Do có liên kết p bền
  3. Do có liên kết s kém bền
  4. Do có liên kết s bền

Câu 15: Trong phản ứng cộng hydrogen halide (HX), sản phẩm chính tuân theo quy tắc Markovnikov. Phát biểu đúng của quy tắc Markovnikov là

  1. Nguyên tử hydrogen ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có ít hydrogen hơn, còn nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có nhiều hydrogen hơn
  2. Nguyên tử hydrogen ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có nhiều hydrogen hơn, còn nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có ít hydrogen hơn
  3. Nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có nhiều hydrogen hơn, còn nguyên tử hydrogen ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có ít hydrogen hơn
  4. Nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có ít hydrogen hơn, còn nguyên tử hydrogen ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có nhiều hydrogen hơn

Câu 16: Ứng dụng của alkene là

  1. Khử chua đất
  2. Làm nguyên liệu chính sản xuất acid sulfuric
  3. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ
  4. Cả A, B, và C

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, alkene được điều chế bằng cách

  1. Oxi hóa acetylene
  2. Oxi hóa ethylene
  3. Tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer
  4. Dehydrate alcohol no, đơn chức, mạch hở tương ứng

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, acetylene được điều chế bằng cách

  1. Cho đất đèn (có chứa calcium carbide) tác dụng với nước
  2. Cho alumyneium carbide tác dụng với nước
  3. Dehydrate alcohol không no, mạch hở
  4. Cả A, B, và C

Câu 19: Trong công nghiệp, alkene thu được từ quá trình

  1. Reforming alkane
  2. Cracking alkane
  3. Trùng hợp alkene
  4. Đáp án khác

Câu 20: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của alkene và alkyne nhìn chung

  1. Biến đổi tương tự với alkane tương ứng
  2. Biến đổi không theo quy luật
  3. Không thay đổi
  4. Giảm dần theo chiều tăng số nguyên tử carbon trong phân tử

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng ?

  1. Alkyne có số đồng phân ít hơn alkene tương ứng.
  2. Một số alkyne có đồng phân hình học.
  3. Hai alkyne đầu dãy không có đồng phân.
  4. C4H6 có 2 đồng phân về vị trí liên kết ba.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân cis-trans ?

  1. CHCl=CHCl.
  2. CH3CH2CH=C(CH3)CH3.
  3. CH3CH=CHCH3.
  4. CH3CH2CH=CHCH3.

Câu 3: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  1. CH3 – C ≡ C – CH3
  2. CH3 – CH = CH – CH3
  3. CH2Cl – CH2Cl
  4. CH2 = CCl – CH3

Câu 4: Oxi hoá ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là

  1. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.
  2. K2CO3, H2O, MnO2.
  3. C2H5OH, MnO2, KOH.
  4. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

Câu 5: Alkene X có công thức cấu tạo CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  1. isohexane.
  2. 3-methylpent-3-ene.
  3. 3-methylpent-2-ene.
  4. 2-ethylbut-2-ene.

Câu 6: Chất X có công thức . Tên thay thế của X là

  1. 2-methylbut-3-yne.
  2. 2-methylbut-3-ene.
  3. 3-methylbut-1-yne.
  4. 3-methylbut-1-ene.

Câu 7: Hợp chất (CH3)2C=CH–C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là

  1. 2,2,4- trimethylpent-3-ene.
  2. 2,4-trimethylpent-2-ene.
  3. 2,4,4-trimethylpent-2-ene.
  4. 2,4-trimethylpent-3-ene.

Câu 8: Hydrocarbon X có công thức CH3–C(C2H5)=CH–CH(CH3)2. Tên gọi của X theo danh pháp IUPAC là

  1. 2-ethyl-4-methylpent-2-ene.
  2. 4-ethyl-2-methylpent-3-ene.
  3. 3,5-dimethylhex-3-ene.
  4. 2,4-dimethylhex-3-ene.

Câu 9: Cho các chất sau

(1) 2-methylbut-1-ene                         

(2) 3,3-dimethylbut-1-ene 

(3) 3-methylpent-1-ene                       

(4) 3-methylpent-2-ene

Những chất nào là đồng phân của nhau ?

  1. (3) và (4).
  2. (1), (2) và (3).
  3. (1) và (2).
  4. (2), (3) và (4).

Câu 10: Cho hợp chất sau 

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là 

  1. 2,2-dimethylbut-1-yne.
  2. 2,2-dimethylbut-3-yne.
  3. 3,3-dimethylbut-1-yne.
  4. 3,3-dimethylbut-2-yne.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

(I) CH3CºCH                           

(II) CH3CH=CHCH3                 

(III) (CH3)2CHCH2CH3             

(IV) CH3CBr=CHCH3     

(V) CH3CH(OH)CH3                

(VI) CHCl=CH2

  1. (II).
  2. (II) và (VI).
  3. (II) và (IV).
  4. (II), (III), (IV) và (V).

Câu 2: A, B là 2 alkyne đồng đẳng ở thể khí, trong điều kiện thường. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,35.Vậy A, B là

  1. ethyne; propyne.
  2. ethyne; butyne.
  3. propyne; butyne.
  4. propyne; pentyne.

Câu 3 Hydrocarbon A thể tích ở điều kiện thường, công thức phân tử có dạng Cx+1H3x. Công thức phân tử của A là

  1. CH4.
  2. C2H6.
  3. C3H6.
  4. C4H8.

Câu 4: Ba hydrocarbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

  1. Alkyne.
  2. Alkane.
  3. Alkadiene.
  4. Alkene.

Câu 5: Alkyne X có chứa 90%C về khối lượng, mạch thẳng, có phản ứng với AgNO3/NH3. Vậy X là

  1. acethylene.
  2. propyne.
  3. but-1-yne.
  4. but-2-yne.

Câu 6: Trong phân tử alkyne X, hydrogen chiếm 11,111% khối lượng. Có bao nhiêu alkyne phù hợp?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 7: A, B, C là 3 alkyne kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tổng khối lượng 162 đvC. Công thức A, B, C lần lượt là

  1. C2H2; C3H­4; C4H6.
  2. C3H4; C4H6; C5H8.
  3. C4H6; C3H­4; C5H8.
  4. C4H6; C5H­8; C6H10.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: X1, X2, X3 là 3 alkene có công thức phân tử C4H8. Hydro hóa hoàn toàn X1, X2, X3 thì X1 và X2 cho cùng một sản phẩm; X3 cho alkane khác. Mặt khác, cho X1, X2, X3 cùng tác dụng với HCl, thì X1 cho một sản phẩm; X2, X3 đều cho hai sản phẩm. Vậy X1, X2 và X3 tương ứng là

  1. but-2-ene, isobutylene và but-1-ene.
  2. but-2-ene, but-1-ene và isobutylene.
  3. cis-but-2-ene, trans-but-2-ene và but-1-ene.
  4. cis-but-2-ene, trans-but-2-ene và isobutylene.

Câu 2: Một hỗn hợp A gồm một alkene và một alkane. Đốt cháy A thu được a mol H2O và b mol CO2. Tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào ?

  1. 0,5 < T < 2.
  2. 1 < T < 1,5.
  3. 1,5 < T < 2.
  4. 1 < T < 2.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 13: Hydrocarbon không no

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay