Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 15: Dẫn xuất halogen

Giáo án Bài 15: Dẫn xuất halogen sách Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 15: Dẫn xuất halogen

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

BÀI 15: DẪN XUẤT HALOGEN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.
  • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1-C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
  • Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
  • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH); phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev (Zai-xép).
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.
  • Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh.
  • Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật, ...).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, các tính chất và ứng dụng của dẫn xuất halogen trong đời sống, sản xuất
  • Giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về danh pháp, tính chất vật lí, hóa học của dẫn xuất halogen. Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.
    • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1-C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
    • Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
    • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH); phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev (Zai-xép).
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.
    • Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức trong bài học để:
    • Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh.
    • Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật, ...).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi khởi động “Trong y khoa gây mê là phương pháp làm bệnh nhân mất ý thức, khôi phục được sau một thời gian, không đau và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật. Halothane được dùng làm thuốc gây mê, phù hợp nhiều độ tuổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân trong và sau phẫu thuật. Công thức cấu tạo của phân tử halothane là

Halothane là dẫn xuất halogen của hydrocarbon có tính chất đặc trưng và ứng dụng thực tiễn. Dẫn xuất hydrocarbon là gì? Có những tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào?

GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận đưa ra các dự đoán.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 15 Dẫn xuất halogen"

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 15.1, trả lời CH thảo luận 1 trang 93.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Khái niệm dẫn xuất halogen
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 SGK trang 93.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát bảng 15.1, trả lời CH thảo luận 1 trang 93.

1. Em hãy cho biết thành phần các nguyên tố có trong dẫn xuất halogen của hydrocacbon 

 

 

- GV hướng dẫn HS cách phân loại một số dẫn xuất halogen

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 93.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 93.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm dẫn xuất halogen

1. KHÁI NIỆM

* Tìm hiểu khái niệm dẫn xuất halogen

Trả lời CH thảo luận 1

Dẫn xuất halogen của hydrocarbon gồm nguyên tố Carbon, Hydrogen và nguyên tố halogen.

Một dẫn xuất halogen có thể chứa nhiều nguyên tử halogen giống nhau hoặc khác nhau.

Phân loại dẫn xuất halogen

- Halogen khác nhau tạo nên những dẫn xuất khác nhau: dẫn xuất fluorine, dẫn xuất chlorine, dẫn xuất bromine và dẫn xuất iodine của hydrocarbon

- Số lượng khác nhau thuộc cùng một halogen tạo ra dẫn xuất monohalogeno, dihalogeno, trihalogeno,...; có thể có từ 2 halogen khác nhau trong một phân tử dẫn xuất halogen.

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo gốc hydrocarbon: có các loại dẫn xuất halogen của gốc hydrocarbon no, hydrocarbon không no và hydrocarbon thơm

 

Kết luận:

Dẫn xuất halogen là hợp chất hữu cơ có nhóm thế halogen ngoài gốc hydrocarbon

 

 

  1. ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

Hoạt động 2: Tìm hiểu về công thức cấu tạo và cách gọi tên các dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1-C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc thông tin từ các ví dụ SGK, trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 93
  3. Sản phẩm học tập:
  • Tìm hiểu về công thức cấu tạo và cách gọi tên các dẫn xuất halogen
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 2 SGK trang 93
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 93

. Quan sát ví dụ 1, ví dụ 2, cho biết cách đánh số thứ tự mạch carbon trong dẫn xuất halogen và dẫn xuất halogen có các loại đồng phân cấu tạo nào?

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS gọi tên Theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen

- GV lưu ý: 

+       Dẫn xuất có 2, 3 hoặc 4,... nguyên tử halogen giống nhau, dùng tiếp đầu ngữ di, tri, tetra,...  trước tên halogeno

+       Trường hợp dẫn xuất có từ hai nguyên tố halogen, ưu tiên gọi tên halogeno có thứ tự a, b, c

- GV hướng dẫn HS gọi tên dẫn xuất halogen theo danh pháp gốc chức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 93

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 93

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về công thức cấu tạo và cách gọi tên các dẫn xuất halogen

2. ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

* Tìm hiểu về công thức cấu tạo và cách gọi tên các dẫn xuất halogen

Trả lời CH thảo luận 2

Cách đánh số thứ tự mạch Cacbon như sau:

- Chọn mạch Carbon dài nhất có chứa chứa nguyên tử halogen làm mạch chính

- Khi dẫn xuất có mạch Carbon no đánh số thứ tự sao cho số chỉ vị trí nguyên tử halogen là nhỏ nhất

- Khi dẫn xuất có chứa liên kết bội, ưu tiên số chỉ liên kết bội là nhỏ nhất.

- Dẫn xuất halogen có đồng phân vị trí nhóm thế halogen, đồng phân mạch carbon. Đối với dẫn xuất halogen không no có thêm đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba.

 

Kết luận:

- Đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen gồm đồng phân vị trí nhóm thế halogen, đồng phân mạch carbon, đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba.

- Tên theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen:

Số chỉ vị trí nhóm thế – Tên nhóm thế halogeno + tên hirocacbon

- Tên gốc chức:

Tên gốc hiđrocacbon + halide

 

  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 15.2, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 94
  3. Sản phẩm học tập:
  • Đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 3 SGK trang 94
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 94

3. Dựa vào bảng 15.2, cho biết xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen theo chiều tăng độ dài mạch carbon (cùng loại halogen) và theo chiều tăng nguyên tử khối của halogen từ F, Cl, Br, I (cùng gốc alkyl)

 

- Yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 94

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 94

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Tìm hiểu tính chất vật lí dẫn xuất halogen

Trả lời CH thảo luận 3

- Cùng loại dẫn xuất halogen nhiệt độ sôi tăng khi mạch carbon tăng:

R – X < R – CH2 – X < R – [CH2]2– X…

- Các dẫn xuất halogen cùng gốc alkyl có nhiệt độ sôi tăng từ dẫn xuất Fluorine đến Iodine

R – F < R – Cl < R – Br < R – I

Kết luận:

- Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen có xu hướng tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.

- Dẫn xuất halogen không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như alcohol, ether, benzene.

 

  1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

4.1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH

Hoạt động 4: Tìm hiểu thí nghiệm thủy phân bromoethane

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày và giải thích được phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm - OH
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethane (hoặc ethyl chloride);
  • Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Kết quả thí nghiệm thuỷ phân bromoethane (hoặc ethyl chloride);
  • Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm - OH
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 4 - 6 SGK trang 95.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 8 HS), thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm thuỷ phân bromoethane

- GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, giá đỡ, bromoethane, NaOH, dung dịch HNO3 đặc, AgNO3

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời CH thảo luận 4 - 6 SGK trang 95.

 

4. Trong thí nghiệm thủy phân bromoethane. Giải thích tại sao cần rửa ion Br

 

 

 

 

4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

4.1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH

* Tìm hiểu thí nghiệm thủy phân bromoethane

Thí nghiệm thuỷ phân bromoethane

Trả lời CH thảo luận 4 - 6

4. Cách nhận biết phản ứng thủy phân bromoethane thông qua sự nhận biết ion Br- được tách ra khỏi dẫn xuất. Vì vậy cần rửa sạch ion Br- trước khi thí nghiệm để tránh lẫn với ion Br- sau phản ứng dẫn đến, nhận định sai kết quả (quá trình điều chế bromoethane thường kèm theo ion Br-)

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. HYDROCACBON

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYDE - KETONE) - CARBOXYLIC ACID

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYPE - KETONE) - CARBOXYLIC ACID

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay