Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 2 Chủ đề 1: Rèn luyện bản thân và thích ứng với sự thay đổi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo - Bản 2. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Rèn luyện bản thân và thích ứng với sự thay đổi. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN BẢN THÂN
VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Đâu là biểu hiện của sự trưởng thành?
A. Suy nghĩ trước khi hành động.
B. Thiếu ý chí và nghị lực.
C. Cảm thấy tự ti về năng lực của mình.
D. Rèn luyện theo định hướng của người khác.
Câu 2: Cách rèn luyện để giúp bản thân trưởng thành hơn là
A. Ứng xử cọc cằn, thô lỗ.
B. Bỏ học, trốn tiết.
C. Kiểm soát nhu cầu, cảm xúc, hành động tự phát.
D. Kiểm soát chế độ ăn uống.
Câu 3: Đâu là biểu hiện trưởng thành của cá nhân?
A. Trưởng thành về thể chất.
B. Thay đổi về màu tóc.
C. Thay đổi về giới tính.
D. Thay đổi về điều kiện sinh sống.
Câu 4: Trưởng thành là
A. sự phát triển về tư duy và tính cách của một cá nhân.
B. quá trình nâng cao kiến thức về mặt xã hội của một cá nhân.
C. quá trình phát triển của một cá nhân, trong đó người đó trở nên trưởng thành về mặt tinh thần, tư duy và cảm xúc.
D. sự phát triển về tích cách và ngoại hình của một tập thể.
Câu 5: : Người tư duy độc lập là
A. người luôn có tính tư duy và sáng tạo độc lạ.
B. người luôn có cách nhìn riêng, biết thu thập, phân tích thông tin đa chiều trước khi đưa ra kết luận.
C. người luôn theo ý kiến số đông và có cái nhìn một chiều.
D. người bị ảnh hưởng bởi ý kiến và cách nhìn của mọi người.
Câu 6: Đâu là biểu hiện của khả năng tư duy độc lập?
A. Bị lung lay bởi lời nói của người khác.
B. Đưa ra quan điểm, lập luận riêng.
C. Nghe theo lời người khác.
D. Sẵn sàng lắng nghe người khác nói.
Câu 7: Cách rèn luyện khả năng tư duy độc lập là
A. xem xét, phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau.
B. tham gia hoạt động tình nguyện.
C. lắng nghe người khác.
D. giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 8: Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc là:
A. Suy nghĩ tích cực với thực trạng mới của bản thân.
B. Dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc.
C. Chấp nhận hoàn cảnh và không than phiền.
D. Làm nhiều việc có ý nghĩa.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện trưởng thành của cá nhân?
A. Bị động trước những thay đổi của cuộc sống.
B. Tư duy độc lập.
C. Giữ lời hứa, cam kết.
D. Tuân thủ nội quy, quy định.
Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của tư duy độc lập?
A. Không lệ thuộc vào ý kiến của người khác.
B. Biết lắng nghe ý kiến hợp lí của người khác.
C. Có thái độ hoảng loạn khi nhận được nhiều ý kiến khác nhau.
D. Có kĩ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của người có khả năng thích ứng với sự thay đổi?
A. Nhận biết được những dặc điểm mới, khác biệt so với trước kia qua quan sát và giao tiếp.
B. Bình tĩnh chấp nhận sự thay đổi.
C. Xác định những điều cần điều chỉnh hoặc bổ sung trong hành vi, trong nhận thức của bản thân.
D. Lựa chọn những điều an toàn.
Câu 4: : Đâu không phải biểu hiện trưởng thành về xã hội của cá nhân?
A. Nhận biết về quyền, và trách nhiệm của công dân.
B. Không có khả năng tổ chức cuộc sống cá nhân, công việc và quản lí bản thân.
C. Chủ động thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội.
D. Thực hiện việc làm thể hiện quyền và trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
Câu 5: Đâu không phải là việc làm thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với các nội quy, quy định của pháp luật?
A. Đọc và tìm hiểu các nội quy, quy định của pháp luật.
B. Dũng cảm nhận lỗi khi bản thân có hành vi vi phạm.
C. Biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
D. Nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định pháp luật.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là cách điều chỉnh cảm xúc, ứng xử jợp lí trong các tình huống giao tiếp?
A. Nhận biết cảm xúc hiện tại.
B. Đặt mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của đối tượng giao tiếp.
C. Làm tổn thương đối tượng giao tiếp.
D. Giữ điềm tĩnh khi ứng xử.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------