Phiếu trắc nghiệm Khoa học máy tính 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 12 (Khoa học máy tính) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều

TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 01

Câu 1: Học máy là gì?

A. Một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc xây dựng các thuật toán cho phép máy tính tự học từ dữ liệu.

B. Một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp máy tính học từ dữ liệu để tự động phát hiện mối quan hệ trong dữ liệu.

C. Cả A và B

D. Không phải A, cũng không phải B

Câu 2: Đâu là hai ví dụ tiêu biểu trong Học máy?

A. Bài toán tìm kiếm và bài toán sắp xếp

B. Bài toán phân loại và bài toán phân cụm

C. Bài toán tối ưu hóa và bài toán quy hoạch

D. Bài toán dự đoán và bài toán thống kê

Câu 3: Mô hình học máy được tạo ra từ đâu?

A. Dữ liệu huấn luyện

B. Thuật toán học máy

C. Cả A và B

D. Không phải A, cũng không phải B

Câu 4: Quy trình học máy bao gồm bao nhiêu bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5: Bước nào sau đây không thuộc quy trình học máy?

A. Thu thập dữ liệu

B. Xây dựng mô hình

C. Triển khai ứng dụng mô hình

D. Bảo trì mô hình

Câu 6: Học máy có thể chia thành mấy loại chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7: Đâu là đặc điểm của học có giám sát?

A. Dữ liệu huấn luyện không có nhãn

B. Máy tính học cách phát hiện mối quan hệ giữa các mẫu dữ liệu và nhãn

C. Ứng dụng chính là bài toán phân cụm

D. Không phải A, cũng không phải B, cũng không phải C

Câu 8: Bài toán phân loại là gì?

A. Gán nhãn cho đối tượng dựa trên các thuộc tính đặc trưng

B. Chia tập đối tượng thành các cụm dựa trên sự tương tự và khác biệt

C. Dự đoán giá trị của một biến số dựa trên các biến số khác

D. Tìm kiếm các mẫu và xu hướng trong tập dữ liệu

Câu 9: Đâu là ứng dụng của bài toán phân loại?

A. Phân loại thư rác

B. Phân loại khách hàng vay tín dụng

C. Cả A và B

D. Không phải A, cũng không phải B

Câu 10: Đâu là một trong những thách thức của việc quản lý và khai thác dữ liệu lớn?

A. Lưu trữ

B. Xử lý

C. Đảm bảo chất lượng dữ liệu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Máy tính đóng vai trò gì trong Khoa học dữ liệu?

A. Tạo dữ liệu lớn

B. Công cụ thiết yếu để lưu trữ và xử lý dữ liệu

C. Hỗ trợ trong các giai đoạn của dự án

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Siêu máy tính có đặc điểm gì nổi bật?

A. Tốc độ xử lý nhanh

B. Bộ nhớ lớn

C. Khả năng quản lý và phân tích dữ liệu lớn hiệu quả

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Điện toán đám mây mang lại lợi ích gì cho Khoa học dữ liệu?

A. Tiết kiệm chi phí cơ sở hạ tầng

B. Linh hoạt trong mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên

C. Cho phép lưu trữ và truy cập dữ liệu lớn mọi lúc mọi nơi

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Phân tích dự đoán là gì?

A. Tóm tắt dữ liệu quá khứ và trình bày trực quan

B. Đưa ra dự đoán hoặc phân loại dữ liệu mới

C. Tìm kiếm các mẫu và xu hướng trong tập dữ liệu

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 15: Khai phá dữ liệu là gì?

A. Một bước trong quy trình phát hiện tri thức, nhằm phát hiện các mẫu và xu hướng trong tập dữ liệu

B. Quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi và lập mô hình dữ liệu

C. Một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc xây dựng các thuật toán cho phép máy tính tự học từ dữ liệu

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Một công ty công nghệ đang xây dựng một hệ thống nhận diện khuôn mặt để mở khóa điện thoại. Hệ thống cần được huấn luyện trên một tập dữ liệu lớn gồm các hình ảnh khuôn mặt của người dùng từ nhiều góc độ khác nhau.

Dưới đây là một số nhận xét về hệ thống nhận diện khuôn mặt này:

a. Hệ thống cần một tập dữ liệu huấn luyện gồm các hình ảnh khuôn mặt có gán nhãn để hoạt động chính xác.
b. Học không giám sát là phương pháp phù hợp nhất để phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt.
c. Nếu dữ liệu huấn luyện chỉ chứa hình ảnh của một nhóm nhỏ người, mô hình có thể hoạt động không chính xác đối với những người ngoài tập dữ liệu.
d. Các thuật toán như mạng nơ-ron tích chập (CNN) có thể được sử dụng để trích xuất đặc trưng khuôn mặt.

Câu 2: Một công ty công nghệ chuyên phát triển trợ lý ảo sử dụng dữ liệu lớn để cải thiện khả năng nhận diện giọng nói và hiểu ngữ cảnh hội thoại. Hệ thống này thu thập hàng tỷ câu lệnh thoại từ người dùng trên khắp thế giới, xử lý giọng nói từ nhiều ngôn ngữ, vùng miền, và phân tích dữ liệu để đưa ra phản hồi chính xác hơn theo thời gian thực.

Dưới đây là một số nhận xét về ứng dụng dữ liệu lớn trong trợ lý ảo:

a. Tính đa dạng (Variety) của dữ liệu thể hiện qua việc hệ thống phải xử lý nhiều ngôn ngữ, giọng điệu, và cách nói khác nhau.
b. Do dữ liệu được thu thập từ người dùng toàn cầu, nên không cần kiểm tra tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu đầu vào.
c. Các thuật toán học sâu (Deep Learning) có thể giúp trợ lý ảo hiểu được ngữ cảnh của câu nói thay vì chỉ nhận diện từng từ riêng lẻ.
d. Hệ thống cần xử lý dữ liệu với tốc độ cao để đưa ra phản hồi ngay lập tức, thể hiện tốc độ (Velocity) của dữ liệu lớn.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học máy tính 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay