Giáo án kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Tin học 12 Khoa học máy tính cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 CÁNH DIỀU
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 11: Mô hình hộp, bố cục trang web
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 12: Dự án nhỏ Tạo trang web báo tường
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 1: Giới thiệu nhóm nghề Dịch vụ và Quản trị trong ngành Công nghệ thông tin
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 2: Một số nghề khác trong ngành Công nghệ thông tin và một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 3: Dự án nhỏ Tìm hiểu thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp về lĩnh vực đào tạo "Máy tính và Công nghệ thông tin" ở Việt Nam
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 1: Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 2: Thiết bị mạng
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 3: Thiết bị mạng LAN
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 4: Thực hành về nhận diện thiết bị mạng và thiết kế mạng LAN (Bài tập nhóm)
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 1: Giới thiệu về Học máy
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 2: Giới thiệu về Khoa học dữ liệu
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 3: Giới thiệu về Khoa học dữ liệu (Tiếp theo)
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 4: Thực hành phân tích dữ liệu
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 1: Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
- Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều bài 2: Thực hành về mô phỏng
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: MÔ HÌNH HỘP, BỐ CỤC TRANG WEB
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML.
- Trình bày được cách hiển thị phần tử theo khối, theo dòng.
- Nhận diện được các thành phần cơ bản trong bố cục trang web.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực Tin học:
- Mô tả được mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML.
- Thực hiện được việc hiển thị phần tử theo khối, theo dòng.
- Nắm được bố cục trang web.
3. Phẩm chất
- Có ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật các kiến thức mới.
- Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết các mã lệnh HTML.
- Hình thành tư duy lôgic phân tích yêu cầu cần đạt để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Cánh diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, máy tính có kết nối Internet.
- HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Cánh diều, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS định hướng mục tiêu bài học.
b) Nội dung: HS nghiên cứu nội dung hoạt động Khởi động SGK trang 83 và đưa ra câu trả lời.
c) Sản phẩm: Nhận xét của HS về bố cục của hai trang web.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát hai trang web và trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 83: Em hãy truy cập trang chủ của các website https://moet.gov.vn/
và https://tienphong.vn/. Theo em, bố cục của hai trang web này có giống nhau không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát hai trang web và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
Bố cục của hai trang web đều có đầy đủ các phần như: phần đầu trang (header), thanh điều hướng (navigation menu), phần nội dung (content), phần chân trang (footer). Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt về vị trí các phần, kiểu chữ, màu sắc và nội dung.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Thông thường, một trang web thường có bố cục bao gồm phần đầu trang (header), thanh điều hướng (navigation menu), phần nội dung (content), phần chân trang (footer). Tuy nhiên, mỗi trang web sẽ có cách trình bày nội dung, hình ảnh khác nhau. Vậy giúp các em biết cách hiển thị nội dung trên trang web theo nhiều kiểu khác nhau, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 11: Mô hình hộp, bố cục trang web.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML
a) Mục tiêu:
- Cung cấp cho HS một số thuộc tính cơ bản trong mô hình hộp.
- Giúp HS hiểu và biết cách khai báo các vùng trong mô hình hộp.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c) Sản phẩm:
- Một số thuộc tính cơ bản trong mô hình hộp.
- Cách khai báo các vùng trong mô hình hộp.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu Hình 1 và giới thiệu về mô hình hộp, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Em hãy quan sát Hình 1 và trình bày về cấu trúc logic của mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML. + Có thể điều chỉnh kích cỡ cho các vùng hiển thị của mô hình hộp được không? Nếu có thì em cần thực hiện như thế nào? - GV phân tích Ví dụ 1 và Ví dụ 2 để HS hiểu rõ và biết cách khai báo định dạng các vùng hiển thị của mô hình hộp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.83 – 84 và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS trả lời các câu hỏi và nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS. | 1. Mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML - Các phần tử trong văn bản HTML được trình bày trên trình duyệt web theo mô hình hộp (box model). Hình 1. Cấu trúc logic của mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML Theo đó, mỗi phần tử khi được trình bày có cấu trúc logic gồm các hộp chữ nhật xác định các vùng nội dung và vùng đường viền:
- Thông thường, các trình duyệt web tự động căn chỉnh để toàn bộ các phần tử được khai báo trong văn bản HTML hiển thị đầy đủ trên màn hình trình duyệt web. Tuy vậy, hoàn toàn có thể điều chỉnh kích cỡ các vùng hiển thị này bằng cách thiết lập giá trị phù hợp cho các thuộc tính định dạng CSS. Bảng 1. Một số thuộc tính định dạng CSS cho các vùng hiển thị của mô hình hộp - Định dạng vùng lề và vùng đệm cho một phần tử HTML: Sử dụng thuộc tính margin và padding, chỉ định giá trị là các khoảng cách, thường theo đơn vị pixel.
Lưu ý: Khi cả 4 khoảng cách đều bằng nhau, em chỉ cần chỉ định 1 giá trị duy nhất. Ví dụ 1. Văn bản HTML ở Hình 2a có khai báo thuộc tính định dạng kích thước vùng lề của phần tử p, kết quả hiển thị như Hình 2b. Hình 2a. Ví dụ sử dụng mô hình hộp trình bày đoạn văn bản Hình 2b. Kết quả khi mở văn bản HTML ở Hình 2a bằng trình duyệt web Ví dụ 2. Văn bản HTML ở Hình 3a có khai báo thuộc tính định dạng kích thước vùng đệm và đường viền của phần tử p, kết quả hiển thị như Hình 3b. Hình 3a. Ví dụ sử dụng thuộc tính xác định đường viền Hình 3b. Kết quả khi mở văn bản |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: THIẾT BỊ MẠNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện hình dạng và phân biệt được chức năng của các thiết bị mạng: Switch, Router, Access Point, Modem, Server.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực Tin học:
- Nhận biết hình dạng và phân biệt được chức năng của các thiết bị mạng thông dụng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
- Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác.
- Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, thông qua sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Cánh diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
- HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Cánh diều, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Chức năng của Router Wi-Fi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS, sau đó nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
Em hãy quan sát hình ảnh và mô tả chức năng của Router Wi-Fi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời: Router WiFi có chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa hai hoặc nhiều mạng WiFi khác nhau. Nó là một điểm phát sóng WiFi để các thiết bị nhận như điện thoại, máy tính, tivi có thể kết nối thông qua sóng WiFi hoặc LAN để có thể kết nối và sử dụng các dịch vụ Internet.
- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Router Wi-Fi là một thiết bị mạng thông dụng, giúp các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính để bàn kết nối tới Internet thông qua sóng Wi-Fi. Ngoài Router Wi-Fi, còn có những thiết bị mạng khác đóng những vai trò quan trọng khác nhau trong việc truyền tín hiệu Internet. Vậy để tìm hiểu về những thiết bị đó, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 2: Thiết bị mạng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Switch
a) Mục tiêu:
- HS mô tả được Switch và hiểu rõ chức năng của thiết bị này.
- HS đọc được các thông số kĩ thuật trên thiết bị.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Switch và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c) Sản phẩm:
- Đặc điểm nhận dạng, nguyên lí hoạt động, loại cổng kết nối mạng và chức năng của Switch.
- Các thông số kĩ thuật trên thiết bị.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc và thực hiện Hoạt động 1 SGK tr.111. Hãy mô tả về thiết bị trung tâm được tất cả các máy tính trong phòng thực hành Tin học của trường em kết nối tới. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Switch bằng cách trả lời các câu hỏi: + Switch có chức năng gì? + Switch phù hợp với những phạm vi mạng nào? - GV hướng dẫn HS cách đọc các thông số kĩ thuật trên Switch. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Theo em, cần lựa chọn Switch như thế nào để phù hợp với thiết kế mạng LAN cho một văn phòng có 10 chiếc máy tính sử dụng cổng kết nối có dây? - GV giới thiệu cách kí hiệu Switch khi vẽ sơ đồ kết nối giữa các thiết bị mạng. - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã được học trong Bài 1 – Chủ đề B – Cơ sở về mạng máy tính và trả lời câu hỏi: + Switch hoạt động như thế nào trong mạng máy tính? - GV đưa ra ví dụ minh hoạ về bảng địa chỉ MAC, sau đó yêu cầu HS trình bày về cấu trúc của địa chỉ MAC: + Địa chỉ MAC có cấu trúc như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.111 – 113 và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS trả lời các câu hỏi và nhận xét lẫn nhau. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động 1 SGK tr.111: Thiết bị trung tâm được tất cả các máy tính trong phòng thực hành Tin học kết nối tới là Switch. Hình 3 – Bài 1 – Chủ đề B + Switch hay còn gọi là bộ chuyển mạch có nhiều cổng mạng dùng để kết nối và chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng LAN. + Khi dữ liệu được gửi qua mạng máy tính, nó được chia thành các đơn vị nhỏ hơn và được đóng gói thành các gói tin. + Switch xây dựng bảng dữ liệu các tên cổng của nó và địa chỉ MAC của máy tính tương ứng kết nối tới cổng đó. Mỗi khi nhận được một gói tin, Switch sẽ đọc địa chỉ MAC của máy nhận và chuyển tiếp gói tin qua cổng kết nối tới thiết bị có địa chỉ MAC đó. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS. | 1. Switch - Switch là bộ chuyển mạch được sử dụng để kết nối và chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau trong một mạng LAN. - Switch có thể được sử dụng trong các mạng gia đình, mạng văn phòng hoặc mạng trong cùng một toà nhà. - Các thông số kĩ thuật chính khi lựa chọn Switch: + Số lượng cổng kết nối: có thể là 4, 8, 16, 24, 48 cổng. + Công nghệ kết nối và tốc độ truyền tải dữ liệu:
Thông số kĩ thuật của Switch Ngoài ra, còn có một số thông số kĩ thuật khác:
… Ví dụ: Một số thông số kĩ thuật của Switch Catalyst 2960. Switch Catalyst 2960 Bảng 1. Một số thông số kĩ thuật của Switch Catalyst 2960 - Trong thiết kế mạng LAN, Switch được lựa chọn phù hợp với yêu cầu về tốc độ và số lượng thiết bị của người dùng. Ví dụ: Để thiết kế mạng LAN cho một văn phòng có 10 chiếc máy tính sử dụng cổng kết nối có dây thì có thể chọn Switch có ít nhất 12 cổng kết nối. Hình 1a. Hình ảnh thực tế của một Switch Trong quá trình thiết kế mạng, để vẽ sơ đồ kết nối giữa các thiết bị, ta dùng kí hiệu Switch như ở Hình 1b. Hình 1b. Kí hiệu Switch trên sơ đồ mạng - Cách hoạt động: + Để chuyển tiếp dữ liệu qua các cổng kết nối, Switch xây dựng một bảng chuyển mạch, hay còn gọi là bảng địa chỉ MAC, để lưu trữ thông tin địa chỉ MAC của các thiết bị kết nối trực tiếp tới Switch. Bảng 2. Minh hoạ về bảng địa chỉ MAC Ý nghĩa của các cột trong bảng:
+ Khi nhận được một gói tin, Switch sẽ kiểm tra địa chỉ MAC của gói tin và tìm kiếm trong bảng địa chỉ MAC để xác định cổng đích mà gói tin cần được gửi đến. Nếu địa chỉ MAC của gói tin không có trong bảng địa chỉ MAC, Switch sẽ chuyển tiếp gói tin qua tất cả các cổng ngoại trừ cổng mà nó đã nhận được gói tin từ đó. - Địa chỉ MAC: + Cấu trúc: là một dãy số 12 kí tự được biểu diễn bằng 6 cặp số khác nhau trong hệ thập lục phân (dãy số từ 0 – 9, A – F) và được ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm hoặc dấu gạch nối. Ví dụ: CC:46:D6:F1:F1:C6 hoặc CC-46-D6-F1-F1-C6). Trong đó:
Hình 2. Ví dụ định dạng địa chỉ MAC + Mỗi cổng kết nối mạng chỉ có một địa chỉ MAC duy nhất và riêng biệt. Ví dụ: Laptop có hai cổng kết nối có dây và không dây thì có hai địa chỉ MAC tương ứng, mỗi cổng kết nối trên Switch có một địa chỉ MAC riêng. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TÀI LIỆU TẶNG KÈM KHI MUA GIÁO ÁN
1. TRẮC NGHIỆM CÂU TRẢ LỜI NGẮN
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 11: Mô hình hộp, bố cục trang web
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 1: Giới thiệu nhóm nghề Dịch vụ và Quản trị trong ngành Công nghệ thông tin
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 2: Một số nghề khác trong ngành Công nghệ thông tin và một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 1: Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 2: Thiết bị mạng
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 3: Thiết bị mạng LAN
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 1: Giới thiệu về Học máy
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 2: Giới thiệu về Khoa học dữ liệu
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 3: Giới thiệu về Khoa học dữ liệu (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Khoa học máy tính 12 cánh diều Bài 1: Mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
- ……………………..
cùng nhiều tài liệu khác
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Tin học 12 Khoa học máy tính cánh, bài giảng kì 2 môn Tin học 12 Khoa học máy tính cánh, tài liệu giảng dạy Tin học 12 Khoa học máy tính cánh