Phiếu trắc nghiệm Khoa học máy tính 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 12 (Khoa học máy tính) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1: Học máy là gì?
A. Một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc lập trình cho máy tính.
B. Một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp máy tính tự học từ dữ liệu.
C. Quá trình phân tích dữ liệu bằng các công cụ toán học.
D. Việc sử dụng máy tính để giải quyết các bài toán phức tạp.
Câu 2: Đâu là hai loại dữ liệu đầu vào chính trong học máy?
A. Dữ liệu số và dữ liệu chữ
B. Dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc
C. Dữ liệu có nhãn và dữ liệu không có nhãn
D. Dữ liệu tĩnh và dữ liệu động
Câu 3: Học có giám sát sử dụng loại dữ liệu nào để huấn luyện mô hình?
A. Dữ liệu không có nhãn
B. Dữ liệu có nhãn
C. Cả dữ liệu có nhãn và không có nhãn
D. Dữ liệu đã được xử lý
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây là của học không giám sát?
A. Lọc thư rác
B. Nhận dạng hình ảnh
C. Phân cụm khách hàng
D. Dịch máy
Câu 5: Khoa học dữ liệu là gì?
A. Một lĩnh vực chỉ tập trung vào việc thu thập dữ liệu.
B. Một lĩnh vực liên ngành kết hợp các phương pháp khoa học để khai thác tri thức từ dữ liệu.
C. Việc sử dụng máy tính để phân tích dữ liệu lớn.
D. Quá trình lập trình để tạo ra các ứng dụng AI.
Câu 6: Mục tiêu chính của khoa học dữ liệu là gì?
A. Tạo ra các mô hình dự đoán phức tạp.
B. Phân tích và khai phá dữ liệu để tạo ra tri thức và đưa ra quyết định.
C. Phát triển các thuật toán học máy mới.
D. Xây dựng các hệ thống quản lý dữ liệu lớn.
Câu 7: Đâu là một trong "năm chữ V" đặc trưng cho dữ liệu lớn?
A. Vận tốc (Velocity)
B. Bảo mật (Security)
C. Tính khả dụng (Availability)
D. Tính toàn vẹn (Integrity)
Câu 8: Máy tính đóng vai trò gì trong khoa học dữ liệu?
A. Công cụ để xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu.
B. Nền tảng để phát triển các thuật toán học máy.
C. Phương tiện để trực quan hóa dữ liệu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Yếu tố nào không thuộc đặc điểm của dữ liệu lớn?
A. Tốc độ
B. Khả năng xử lý dữ liệu phức tạp
C. Đa dạng
D. Độ chính xác
Câu 10: Thuật toán nào giúp giảm thời gian và chi phí trong xử lý dữ liệu?
A. Thu thập và phân tích dữ liệu thực tế
B. Xử lý theo thời gian thực
C. Trình bày kết quả phân tích dữ liệu
D. Xử lý song song
Câu 11: Kỹ thuật mô phỏng là gì?
A. Quá trình tạo ra một mô hình vật lý để thử nghiệm.
B. Kỹ thuật tái tạo hoạt động của một hệ thống bằng máy tính.
C. Việc sử dụng phần mềm để thiết kế sản phẩm.
D. Phương pháp phân tích dữ liệu để dự đoán xu hướng.
Câu 12: Mục đích của kỹ thuật mô phỏng là gì?
A. Tiết kiệm chi phí và thời gian thử nghiệm.
B. Hiểu rõ hơn về hoạt động của hệ thống.
C. Đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
D. Cả A và B.
Câu 13: Đâu là một ví dụ về phần mềm mô phỏng?
A. Microsoft Word
B. Adobe Photoshop
C. PhET Interactive Simulations
D. Google Chrome
Câu 14: Phần mềm mô phỏng PhET được sử dụng trong lĩnh vực nào?
A. Toán học, Vật lý, Hóa học
B. Lịch sử, Địa lý
C. Âm nhạc, Mỹ thuật
D. Văn học, Ngữ văn
Câu 15: Lợi ích của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong giáo dục là gì?
A. Giúp học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm trừu tượng.
B. Tạo môi trường học tập trực quan và sinh động.
C. Tiết kiệm chi phí cho thí nghiệm thực tế.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Một trợ lý ảo như Google Assistant, Siri hoặc Alexa có thể:
- Nhận dạng giọng nói và chuyển thành văn bản
- Hiểu ngữ cảnh câu nói của người dùng
- Dịch văn bản hoặc lời nói sang ngôn ngữ khác
Dựa vào các ứng dụng trên, nhận định về cách học máy hoạt động là:
a. Nhận dạng giọng nói sử dụng học có giám sát vì mô hình cần được huấn luyện với dữ liệu âm thanh đã gán nhãn
b. Dịch tự động hoạt động dựa trên học không giám sát để hệ thống tự tìm mẫu ngôn ngữ mà không cần dữ liệu huấn luyện
c. Các trợ lý ảo sử dụng cả học có giám sát và học không giám sát để tối ưu hiệu suất
d. Học máy không liên quan đến trợ lý ảo, mà chỉ có quy tắc lập trình cố định để xử lý giọng nói
Câu 2: Một tổ chức nghiên cứu y tế đang triển khai hệ thống dự đoán dịch bệnh bằng cách phân tích dữ liệu từ các bệnh viện, phòng khám và mạng xã hội. Lượng dữ liệu rất lớn và cần được cập nhật theo thời gian thực để có thể dự báo chính xác.
Tổ chức này quyết định sử dụng điện toán đám mây thay vì chỉ lưu trữ và xử lý dữ liệu trên hệ thống máy chủ cục bộ. Đây là quyết định hợp lý vì:
a. Điện toán đám mây giúp mở rộng khả năng lưu trữ và tính toán mà không cần đầu tư quá nhiều vào phần cứng mới
b. Cho phép xử lý dữ liệu nhanh hơn bằng cách phân bổ tài nguyên linh hoạt theo nhu cầu
c. Giúp bảo mật dữ liệu tốt hơn vì dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy chủ khác nhau
d. Hạn chế tốc độ xử lý vì phải truyền dữ liệu qua mạng, làm chậm quá trình phân tích
Câu 3: ............................................
............................................
............................................