Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Lăng kính là
A. Một khối trong suốt, đồng chất thường có dạng lăng trụ tam giác
B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
D. Một khối có màu đen.
Câu 2: Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?
A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.
B. Vẫn là một tia sáng trắng.
C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.
D. Là một tia sáng trắng có viền màu.
Câu 3: Chiếu các chùm sáng đơn sắc khác nhau qua lăng kính, ta thu được
A. luôn luôn có chùm tia đi ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai của lăng kính.
B. chùm tia đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đáy của nó
C. chùm tia đi ra khỏi lăng kính luôn lệch về phía đỉnh của nó
D. đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh.
Câu 4: Ánh sáng trắng
A. không bị tán sắc khi truyền qua bản hai mặt song song
B. hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu màu sắc khác nhau
C. gồm hai loại ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau
D. được truyền qua một lăng kính, tia đỏ luôn bị lệch nhiều hơn tia tím
Câu 5: Hiện tượng tán sắc xảy ra là do
A. chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau
B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau
C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau
D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn
Câu 6: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:
A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất hơn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần;
B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất nhỏ hơn sang môi trường chiết suất hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần;
C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất nhỏ hơn sang môi trường chiết suất lớn hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần;
D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất lớn hơn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn và góc tới nhỏ hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần.
Câu 7: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Ánh sáng truyền tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
D. Ánh sáng truyền tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 8: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất
D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu 9: Hiện tượng phản xạ toàn phần là:
A. Hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
B. Hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới khi gặp bề mặt nhẵn
C. Hiện tượng tia sáng bị đổi hướng đột ngột, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
D Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 10: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:
A.
B.
C.
D.
Câu 11: Nội dung định luật Ohm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ với điện trở của nó
B. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và không tỉ lệ với điện trở của nó.
C. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.
D. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ thuận với điện trở của nó.
Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
A. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở điện lượng trong mạch
B. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở hiệu điện thế của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
C. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch
D. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở electron của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
Câu 13: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Câu 14: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Vật liệu làm dây dẫn
B. Khối lượng của dây dẫn
C. Chiều dài của dây dẫn
D. Tiết diện của dây dẫn
Câu 15: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:
A. 15 cm
B. 20 cm
C. 25 cm
D. 30 cm
Câu 16: ........................................
........................................
........................................