Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 3 : ĐIỆN
BÀI 8: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM
(40 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:
A. |
B. |
C. |
D. |
Câu 2: Nội dung định luật Ohm là:
- Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ với điện trở của nó
- Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và không tỉ lệ với điện trở của nó.
- Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.
- Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ thuận với điện trở của nó.
Câu 3: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?
A. |
B. |
C. |
D. |
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở điện lượng trong mạch
- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở hiệu điện thế của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch
- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở electron của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
Câu 5: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
- Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.
- Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
- Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
- Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Câu 6: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
- Vật liệu làm dây dẫn
- Khối lượng của dây dẫn
- Chiều dài của dây dẫn
- Tiết diện của dây dẫn
Câu 7: Điện trở của một dây dẫn không phụ thuộc
A. hình dạng dây. |
B. chiều dài dây. |
C. tiết diện dây. |
D. vật liệu làm dây. |
Câu 8: Điện trở của một dây dẫn và chiều dài dây có mối quan hệ
A. tỉ lệ thuận. |
B. tỉ lệ nghịch. |
C. bằng nhau |
D. không phụ thuộc. |
Câu 9: Điện trở của một dây dẫn và tiết diện dây dẫn có mối quan hệ
A. tỉ lệ thuận. |
B. tỉ lệ nghịch. |
C. bằng nhau |
D. không phụ thuộc. |
2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)
Câu 1: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở |
B. Chiều dài |
C. Cường độ |
D. Hiệu điện thế |
Câu 2: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
- tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
- tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
- chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
- chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 3: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm |
B. không thay đổi |
C. giảm bấy nhiêu lần |
D. tăng bấy nhiêu lần |
Câu 4: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần |
B. Tăng 3 lần |
C. Không thay đổi |
D. Tăng 1,5 lần |
Câu 5: Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?
- Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
- Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
- Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
- Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.
Câu 6: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
- Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- Một đường cong đi qua gốc tọa độ
- Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
- Một đường cong không đi qua gốc tọa độ
Câu 7: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế
Câu 8: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. |
B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần. |
C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. |
D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. |
Câu 9: Cho điện trở R = 30 Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I . Thông tin nào sau đây là đúng?
A. U = I + 30. |
B. |
C. I = 30.U |
D. |
Câu 10: Hai dây đồng cùng chiều dài, tiết diện dây thứ nhất gấp 3 lần dây thứ hai . Điện trở dây thứ nhất và thứ hai có quan hệ
A. = 3 |
B. = 3 |
C. < 3 |
D. < 3 |
Câu 11: Lập luận nào dưới đây là đúng? Điện trở của dây dẫn
- A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng gấp bốn.
- tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.
Câu 12: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ
A. không đổi. |
B. tăng 16 lần. |
C. giảm 16 lần. |
D. tăng 8 lần. |
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng về giá trị điện trở của một dây dẫn?
- Tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
- Tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
- Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
- Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.
Câu 14: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. |
B. |
C. |
D. |
3. VẬN DỤNG (15 CÂU)
Câu 1: Một dây dẫn có điện trở 50W chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
A. 1500V |
B. 15 |
C. 60V |
D. 6V |
Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
A. 1A |
B. 1,5A |
C. 2A |
D. 2,5A |
Câu 3: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5V |
B. tăng 3V |
C. giảm 3V |
D. giảm 2V |
Câu 4: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
...
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 8: Điện trở. Định luật Ohm