Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Thấu kính. Kính lúp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2. ÁNH SÁNG

BÀI 7: THẤU KÍNH. KÍNH LÚP

(50 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (23 CÂU)

Câu 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

  1. chùm tia phản xạ.
  2. chùm tia ló hội tụ.
  3. chùm tia ló phân kỳ.
  4. chùm tia ló song song khác.

Câu 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

  1. phần rìa dày hơn phần giữa.
  2. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  3. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
  4. hình dạng bất kì.

Câu 3: Sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh được sử dụng để:

  1. Xác định độ lớn của ảnh hay vật, khoảng cách từ vật hay ảnh đến thấu kính
  2. Chỉ được sử dụng để xác định độ lớn của ảnh hay vật
  3. Chỉ được sử dụng để xác định khoảng cách từ vật hay ảnh đến thấu kính
  4. Xác định ảnh cùng chiều hay ngược chiều với vật

Câu 4: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló

  1. đi qua tiêu điểm
  2. song song với trục chính
  3. truyền thẳng
  4. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 5: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?

  1. Thủy tinh trong
  2. Nhựa trong
  3. Nhôm
  4. Nước

Câu 6: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:

  1. có phần rìa dày hơn phần giữa.
  2. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  3. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
  4. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.

Câu 7: Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự sẽ cho:

  1. Ảnh thật, ngược chiều với vật
  2. Ảnh thật, cùng chiều với vật
  3. Ảnh ảo, ngược chiều với vật
  4. Ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu 8: Khoảng cách f từ quang tâm đến tiêu điểm chính được gọi là

  1. tiêu cự của thấu kính.
  2. tiêu điểm chính của thấu kính
  3. trục chính của thấu kính
  4. bề mặt của thấu kính

Câu 9: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

  1. tia tới song song trục chính thấu kính.
  2. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
  3. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
  4. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.

Câu 10: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:

  1. Chùm tia ló là chùm sáng song song.
  2. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
  3. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
  4. Không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ toàn phần.

Câu 11: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:

  1. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  2. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  3. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
  4. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 12: Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự sẽ cho:

  1. ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật
  2. ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật
  3. ảnh thật cùng chiều với vật và lớn hơn vật
  4. ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật

Câu 13: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

  1. Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
  2. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
  3. Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
  4. Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến

Câu 14: Trong không khí, khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính rìa mỏng ta thu được chùm tia ló:

  1. Hội tụ
  2. Phân kì
  3. Song song
  4. Phân kì sau đó hội tụ

Câu 15: Trong không khí, khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính rìa dày ta thu được chùm tia ló:

  1. Hội tụ
  2. Phân kì
  3. Song song
  4. Phân kì sau đó hội tụ

Câu 16: Kính lúp là dụng cụ quang dùng để

  1. quan sát các vật nhỏ
  2. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn
  3. quan sát được những vật ở rất xa
  4. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt

Câu 17: Kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi một

  1. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
  2. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn
  3. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang nhỏ
  4. lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang là góc vuông

Câu 18: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:

  1. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
  2. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
  3. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
  4. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.

Câu 19: Về mặt cấu tạo, kính lúp là một thấu kính ....(1)...... có tiêu cự ... (2) ....

A. Phân kì – dài

B. Hội tụ - dài

C. Phân kì – ngắn

D. Hội tụ - ngắn

Câu 20: Người nào dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

  1. Một người thợ chữa đồng hồ.
  2. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ.
  3. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
  4. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Câu 21: Thấu kính nào dưới đây dùng làm kính lúp?

  1. Thấu kính phân kì có tiêu cự 8 cm.
  2. Thấu kính phân kì có tiêu cự 70 cm.
  3. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm.
  4. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm,

Câu 22: Khi quan sát vật qua một kính lúp, ta quan sát được

  1. trực tiếp vật.
  2. ảnh thật của vật có kích thước nhỏ hơn vật.
  3. ảnh ảo của vật có kích thước lớn hơn vật.
  4. ảnh thật của vật có kích thước lớn hơn vật.

Câu 23: Khi cần quan sát trong một khoảng thời gian dài, người ta thường chọn cách đặt mắt ở:

  1. Tiêu điểm của thấu kính
  2. Ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính
  3. Xa mặt kính
  4. Xa tiêu điểm của thấu kính

2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)

Câu 1: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ
  2. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì
  3. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
  4. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

  1. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
  2. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
  3. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
  4. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 3: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

  1. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
  2. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
  3. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
  4. Không nhìn được dòng chữ.

Câu 4: Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính
  2. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
  3. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành
  4. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.

Câu 5: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

  1. càng lớn và càng gần thấu kính.
  2. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  3. càng lớn và càng xa thấu kính.
  4. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 6: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

  1. là ảnh thật, lớn hơn vật.
  2. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  3. ngược chiều với vật.
  4. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:

  1. thật, ngược chiều với vật.
  2. thật, luôn lớn hơn vật.
  3. ảo, cùng chiều với vật.
  4. thật, luôn cao bằng vật.

Câu 8: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

  1. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
  2. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  3. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  4. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 9: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:

  1. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  2. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  3. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  4. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 10: Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì khác nhau ở điểm nào?

  1. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
  2. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ nhỏ hơn ảnh tạo bởi thấu kính phân kì.
  3. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ nhỏ hơn vật.
  4. Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn vật.

Câu 11: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 7: Thấu kính. Kính lúp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay