Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Cho các loại ánh sáng sau: Ánh sáng trắng (I); Ánh sáng đỏ (II); Ánh sáng vàng (III); Ánh sáng tím (IV) thì loại ánh sáng nào không bị lăng kính làm tán sắc?
A. I; II; III; IV
B. II; III; IV
C. I; II; IV
D. I;II; III
Câu 2: Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện chính của lăng kính hình
A. tròn
B. elip
C. tam giác
D. chữ nhật
Câu 3: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:
A. Ánh sáng màu trắng.
B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
D. Ánh sáng đỏ.
Câu 4: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:
A. chùm sáng trắng
B. chùm sáng màu đỏ
C. chùm sáng đơn sắc
D. chùm sáng màu lục
Câu 5: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị tán sắc?
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
Câu 6: Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Góc tới lúc bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ được gọi là góc tới hạn
B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn
C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần
D. Góc tới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường có chiết suất lớn với môi trường có chiết suất nhỏ hơn
Câu 7: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:
(1) n2 > n1 (2) n2 < n1 (3) sini ≥ n2/n1 (4) sini ≤ n2/n1
Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là:
A. (1).
B. (2).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 8: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi chiếu ánh sáng từ:
A. từ benzen vào nước.
B. từ nước vào thủy tinh flin.
C. từ benzen vào thủy tinh flin.
D. từ chân không vào thủy tinh flin.
Câu 9: Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường (1) chiết suất n1 tới mặt phẳng phân cách với môi trường (2) chiết suất n2 (n1 > n2). Nếu tia khúc xạ truyền gần sát mặt phân cách hai môi trường trong suốt thì có thể kết luận
A. góc tới bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần
B. góc tới lớn hơn góc phản xạ toàn phần
C. không còn tia phản xạ
D. chùm tia phản xạ rất mờ
Câu 10: Một học sinh phát biểu: phản xạ toàn phần là phản xạ ánh sáng khi không có khúc xạ. Trong ba trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần
A. Trường hợp (1)
B. Trường hợp (2)
C. Trường hợp (3)
D. Không có trường hợp nào
Câu 11: Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh cùng chiều và nhỏ hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Câu 12: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì, AB nằm tại tiêu điểm của thấu kính, cho ảnh A’B’ là ảnh ảo, cách thấu kính một khoảng:
A. nửa tiêu cự của thấu kính
B. tiêu cự của thấu kính
C. hai lần tiêu cự của thấu kính
D. ba lần tiêu cự của thấu kính
Câu 13: Vật sáng AB đặt trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB. Khoảng cách từ vật đến ảnh bằng:
A. nửa tiêu cự của thấu kính
B. tiêu cự của thấu kính
C. hai lần tiêu cự của thấu kính
D. bốn lần tiêu cự của thấu kính
Câu 14: Đặt một vật sáng song song và cách màn M một đoạn 4m. Một thấu kính được đặt luôn song song với màn M, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn thì chỉ thu được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn. Tiêu cự của thấu kính này là:
A. 25cm
B. 50 cm
C. 1m
D. 2m
Câu 15: Đặt vật cách thấu kính hội tụ tiêu cự 5cm thu được ảnh lớn gấp 5 lần vật và ngược chiều với vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:
A. 4cm
B. 25 cm
C. 6cm
D. 12cm
Câu 16: ........................................
........................................
........................................