Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Trong những tình huống sau, tình huống nào chủ yếu sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Sử dụng dòng điện xoay chiều để nấu cơm trong nồi cơm điện.

B. Sử dụng dòng điện xoay chiều để làm sáng bóng đèn neon.

C. Sử dụng dòng điện xoay chiều để vận hành tivi gia đình.

D. Sử dụng dòng điện xoay chiều để vận hành máy bơm nước.

Câu 2: Một cuộn dây quấn quanh lõi sắt được nối với nguồn điện xoay chiều và đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động. Tác dụng nào dưới đây là đúng?

A. Tác dụng từ.

B. Tác dụng dụng.

C. Tác dụng sinh lý.

D. Tác dụng quang.

Câu 3: Dụng cụ nào sau đây có thể dùng để thực hiện thí nghiệm tạo ra dòng điện cảm ứng liên tục?

A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín.

B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế.

C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.

D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.

Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, đâu là trường hợp không tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây?

A. Để nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.

B. Để cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.

C. Thường xuyên đưa một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.

D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của cuộn dây và cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 5: Dụng cụ nào sau đây không sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Bàn là điện        

B. Máy sấy tóc

C. Đèn LED        

D. Ấm điện đang đun nước

Câu 6: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng sinh lí của dòng điện

B. Tác dụng hóa học của dòng điện

C. Tác dụng từ của dòng điện

D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 7: Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất có bao nhiều phần trăm năng lượng được mặt đất, đại dương, khí quyển hấp thụ và chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác 

A. 30%

B. 40%

C. 60%

D. 70%

Câu 8: Ở quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành dạng năng lượng nào?

A. Quang năng

B. Nhiệt năng

C. Hóa năng

D. Động năng

Câu 9: Năng lượng đến từ lõi Trái Đất là: 

A. Năng lượng thủy triều

B. Năng lượng địa nhiệt

C. Năng lượng hạt nhân

D. Năng lượng mặt trời

Câu 10: Năng lượng nào sau đây là kết quả của lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất 

A. Năng lượng thủy triều

B. Năng lượng địa nhiệt

C. Năng lượng hạt nhân

D. Năng lượng mặt trời

Câu 11: Năng lượng được dự trữ bên trong hạt nhân nguyên tử được gọi là:

A. Năng lượng thủy triều

B. Năng lượng địa nhiệt

C. Năng lượng hạt nhân

D. Năng lượng mặt trời

Câu 12: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch?

A. Dầu hỏa

B. Than đá

C. Khí thiên nhiên

D. Gỗ

Câu 13: Đâu không phải là ưu điểm của năng lượng hóa thạch?

A. Nguồn sẵn có

B. Không bị cạn kiệt

C. Dễ khai thác

C. Dễ tích trữ khối lượng lớn

Câu 14: Đặc điểm của năng lượng mặt trời: 

A. Chịu ảnh hưởng bởi thiên tai 

B. Phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật 

C. Được khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt 

D. Phụ thuộc lớn và các mùa trong năm  

Câu 15: Đâu không là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

A. Liên tục được bổ sung nhanh chóng.

B. Có sẵn để sử dụng.

C. Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.

D. Có thể bị cạn kiệt 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Trong thí nghiệm dưới đây gồm có nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.

Tech12h

a) Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây hoặc tịnh tiến ra xa cuộn dây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng, không phải dòng điện xoay chiều.

b) Khi cuộn dây quay quanh trục của nó, còn nam châm đứng yên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

c) Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

d)  Chỉ cần cuộn dây chuyển động còn nam châm đứng yên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d sự phân hủy và hình thành nhiên liệu hóa thạch?

a) Vi khuẩn và nấm có vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác sinh vật.

b) Xác sinh vật tự phân hủy mà không cần sự giúp đỡ của vi sinh vật.

c) Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ xác sinh vật bị vùi lấp qua hàng triệu năm.

d) Nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng vô hạn.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay