Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Tại sao dòng điện gây ra tác dụng nhiệt?
A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Câu 2: Trong thí nghiệm có cấu hình như hình 98, trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cả nam châm và cuộn dây đều đứng yên.
B. Nam châm đứng yên còn cuộn dây quay quanh trục AB.
C. Cả nam châm và cuộn dây quanh quanh trục PQ.
D. Nam châm và cuộn dây chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và luôn cách đều nhau.
Câu 3: Thiết bị nào dưới đây hoạt động nhờ dòng điện xoay chiều?
A. Bình điện phân.
B. Đèn pin đang sáng.
C. Quạt trần trong nhà đang quay.
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.
Câu 4: Thiết bị nào dưới đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Tủ lạnh.
B. Ấm đun nước.
C. Máy thu thanh dùng pin.
D. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220 V.
Câu 5: Thiết bị nào dưới đây có thể hoạt động hiệu quả với cả dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện.
B. Máy sấy tóc.
C. Tủ lạnh.
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.
Câu 6: Cho 1 ống dây và 1 nam châm thẳng đặt gần nhau và theo phương nằm ngang. Khi nào thì trong ống dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho ống dây và nam châm cùng quay theo trục nằm ngang.
B. Cho ống dây và nam châm cùng quay theo trục thẳng đứng.
C. Cho ống dây đứng yên, còn nam châm quay theo trục thẳng đứng.
D. Cho ống dây quay theo trục thẳng đứng, còn nam châm thì đứng yên.
Câu 7: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hinh 102 cho thấy khi có dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì chiếc đinh ghim bị hút chặt vào lõi sắt. Hiện tượng này thể hiện tác dụng gì của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng hóa học.
D. Tác dụng sinh học.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …
D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.
Câu 9: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
B. Nhiên liệu hóa thạch không bị cạn kiệt.
C. Năng lượng gió là năng lượng tái tạo.
D. Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tồn tại cùng nhau trong mỏ dầu.
Câu 10: Chi phí khai thác nhiên liệu hóa thạch không bao gồm lại chi phí nào sau đây?
A. Chi phí khai thác
B. Chi phí vận chuyển
C. Chi phí sinh hoạt
D. Cho phí phân phối và tiếp thị
Câu 11: Làm thế nào là nhiên liệu hóa thạch được lấy từ Trái Đất?
A. Thu thập trên bề mặt đại dương
B. Thông qua quá trình đốt cháy ngầm
C. Qua giếng sâu và hầm mỏ
D. Sử dụng nước để mang chúng lên mặt đất
Câu 12: Nguyên nhân khiến nhiên liệu hóa thạch được khai thác và sử dụng rộng rãi:
A. Có sẵn trong tự nhiên, thời gian khai thác nhanh, dễ vận chuyển
B. Có sẵn trong tự nhiên, trữ lượng lớn, thời gian hình thành nhanh
C. Thời gian khai thác nhanh, có thể trữ lượng trong thời gian dài, có thể tái tạo được
D. Có thể dữ trự trong thời gian dài, việc khai thác và sử dụng không ảnh hưởng đến khí hậu và hệ sinh thái
Câu 13: Nơi nào sau đây có nhiều khả năng sử dụng than làm nhiên liệu?
A. Xe hơi
B. Bếp ga
C. Máy bay
D. Nhà máy
Câu 14: Tại sao đốt nhiên liệu hóa thạch có hại cho môi trường?
A. đốt nhiên liệu hóa thạch làm phá hủy tầng ozone.
B. đốt nhiên liệu hóa thạch khiến tăng thêm thủy ngân có hại cho đường thủy.
C. Những đám mây do đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra mang lại mưa và lũ lụt quá mức.
D. Các khí phát ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch dẫn đến thay đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 15: Tua – bin điện gió có thể gây ra ảnh hưởng nào sau đây:
A. Làm nhiễu tín hiệu phát thanh
B. Ảnh hưởng đến giao thông đường biển
C. Gây ô nhiễm ánh sáng
D. Tạo ra rác thải điện tử
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho các ứng dụng về tác dụng từ như sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Chế tạo chuông điện.
b) Đốt cháy dây tóc của bóng đèn.
c) Tạo ra từ trường biến đổi lõi sắt non thành nam châm điện.
d) Dùng để điện phân các chất.
Câu 2: Xăng dầu là nhiên liệu quen thuộc, được tạo ra từ dầu mỏ, cho các phát biểu a, b, c, d dưới đây, chọn đúng/sai cho mỗi phát biểu?
a) Xăng dầu là năng lượng tái tạo được.
b) Có thể lấy dầu thô và sử dụng trực tiếp cho các động cơ, máy móc.
c) Chi phí lọc dầu là chi phí biến đổi dầu thô thành các sản phẩm có thể sử dụng được trong các động cơ của các phương tiện vận tải và thiết bị, máy móc.
d) Chi phí phân phối và tiếp thị chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong việc xác định giá xăng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................